1. QUY ĐỊNH BOX XUẤT BẢN :

       

    Đặt Title theo mẫu [Tên truyện] [dấu cách] - [dấu cách] [Tác giả] [Số chương]

    ----•Nội dung cần:

    - Hình minh họa (bìa truyện, hình ảnh,etc,...)

    - Tác giả

    - Dịch giả

    - Đơn vị phát hành

    - Số trang ( nên có)

    - Giá bìa (nên có)

    - Ngày xuất bản (nên có)

    --- Quy định

    1 . Thành viên post có thể tự type hoặc copy từ nơi khác (để nguồn)

    2 . Trình bày topic truyện khoa học, bôi đen số chương để dễ nhìn

    3. Cần có trách nhiệm post đến hết truyện. Nếu không thể tiếp tục post liên hệ

    Ad và Mod

  2. QUY ĐỊNH BOX EBOOK SƯU TẦM

    Khi các bạn post link eBook sưu tầm nhớ chú ý nguồn edit và Link dẫn về chính chủ

    eBook phải tải File trực tiếp lên forum (có thể thêm file mediafire, dropbox ngay văn án)

    Không được kèm link có tính phí và bài viết, hay quảng cáo phản cảm, nếu có sẽ ban nick

    Cách tải ebook có quảng cáo

Sông Đông Êm Đềm

Thảo luận trong 'Sách XB Hoàn'

  • ^^! Nếu bạn không gửi link bài viết trên Facebook được, hãy sử dụng link trong khung này để chia sẻ bài viết :
    1. runningman

      runningman Well-Known Member

      Bài viết:
      1,055
      Được thích:
      16

      Cả lính khoá ba cũng bị gọi cùng lượt với lính khoá hai. Các trấn, các thôn hai bên sông Đông đều vắng tanh vắng ngắl, cứ như tất cả nhân dân vùng sông Đông đều gặt, làm các công việc ngày mùa.

      Năm ấy, vụ gặt cay đắng diễn ra rầm rộ các vùng biên giới: Thần chết xách cổ biết bao nhiêu người dân lao động, và đâu phải chỉ có người đàn bà - dắc đầu tóc rũ rượi gào khóc người khuất: "Ôi dấu, ơi là ơ- ơ- ơi! bỏ em để với ai thế nầy, ơi là ơi? "

      Những người thân gục xuống khắp bốn phương, đổ ra như suối dòng máu - dắc, và bao giờ mở mắt nữa, bao giờ tỉnh lại nữa, mà chỉ tan rữa dưới lời cầu hồn của hoả lực pháo binh ở Áo, ở Ba Lan, ở Phổ… Có lẽ gió đông cũng đưa lại cho họ nghe thấy tiếng khóc của mẹ già vợ dại. Tinh hoa của dân - dắc rời bỏ nhà cửa xóm làng và tiêu ma trong chết chóc, chấy rận, kinh hoàng tại các nơi đó.

      ngày tháng chín đẹp trời, có đám mây mỏng dính như mạng nhện, mầu trắng sữa óng ánh những sắc cầu vồng, xốp như bông, bay qua thôn Tatarsky. Vùng mặt trời băng huyết gắng gượng nở nụ cười goá bụa, màu xanh đồng trinh, khắc khổ của nền trời mom tinh khiết và kiêu hãnh đến khó chịu. Bên kia sông Đông, khu rừng bắt đầu nhuốm sắc vàng lên sầu thảm, những cây tiêu huyền phản chiếu thứ ánh sáng bềnh bệch, những cây sồi để rơi vài chiếc lá hiếm hoi đầy những hoa văn chạm khắc, chỉ những cây xích dương là xanh rờn như chọc vào mắt, và sức sống hừng hực ấy làm vui mắt những con ác là bay nhanh vùn vụt.

      Hôm ấy ông Panteley Prokofievich nhận được bức thư từ đơn vị chiến đấu gửi về. Bức thư ấy do Dunhiaska mang từ nhà dây thép về. Khi trao bức thư ấy, người chủ dây thép hạ mình cúi chào, lắc lắc cái đầu hói, khoát rộng hai tay:

      - hãy vì Chúa mà thứ lỗi cho tôi, tôi lỡ bóc bức thư nầy ra xem trước. về hộ với ông nhà như thế nầy nhé: bảo rằng bác Firk Sidorovich bác ấy bóc thư như vậy chỉ vì bác ấy rất muốn biết tình hình ngoài ấy đánh nhau ra sao thôi… Thôi thứ lỗi cho tôi nhé và về thưa hộ với cha, với ông Panteley Prokofievich như thế nhé.

      Khác hẳn ngày thường, nom người chủ dây thép ngơ ngơ ngác ngác. Ông ta đưa tiễn Dunhiaska mà biết rằng mũi mình dây đầy mực:

      - Bên nhà ta đừng bực mình vì tôi nhé, lạy Chúa cứu thế… tôi có là nơi quen thuộc mới… - Người chủ dây thép lắp bắp sau lưng Dunhiaska những lời chẳng mạch lạc gì cả, rồi lại cúi chào lần nữa. bé thấy vậy giật nẩy mình, và cảm thấy như được báo trước điều gì.

      Về tới nhà, Dunhiaska hồi hộp quá, mãi lấy được bức thư trong ngực áo ra.

      - Có nhanh lên , con bé nầy? Ông Panteley Prokofievich vừa quát lên vừa vuốt chòm râu nảy bần bật.

      Dunhiaska lấy được chiếc phong bì ra, liến thoắng:

      - Bác chủ dây thép bác ấy bảo vì địa chỉ cho nên bác ấy lỡ đọc bức thư, và cha đừng giận bác ấy.

      - Mặc xác bác ấy! Của thằng Griska à? - Ông già sốt ruột hỏi, hơi ông thở hổn hển phả cả vào mặt Dunhiaska - Hình như của thằng Grigori phải ? Hay của thằng Petro?

      - phải đâu cha ạ… thư nầy tay người khác viết đấy.

      - Thôi mày đọc , đừng làm tình làm tội người ta nữa? - Bà Ilinhitna kêu lên rồi nặng nề lăn tới chiếc ghế dài (hai chân bị sũng nặng, nên khi bà rất ít nhấc chân, thành thử nom cứ như lăn những bánh xe ).

      Natalia hổn hển chạy từ ngoài sân vào đứng bên bếp lò. Nàng áp chặt hai bàn tay lên ngực, cái cổ tàn tật còn mang vết sẹo vẹo sang bên, nụ cười run run xao xuyến môi như điểm nắng.

      Nàng chỉ chờ được Grigori hỏi thăm lời, được Griska nhắc tới, dù chỉ sơ sơ, qua quít, miễn là có gì đền bù cho cả tấm lòng quyến luyến, trung thành của nàng chẳng khác gì của con chó.

      - Còn con Daria đâu rồi? - Bà già khẽ hỏi.

      - Có câm ! - Ông Panteley Prokofievich gầm lên (ông điên tiết, hai con mắt trợn tròn xoe) rồi ra lệnh cho Dunhiaska đọc

      "Tôi xin báo để ông …- Dunhiaska vừa bắt đầu đọc khuỵu chiếc ghế dài xuống, người run bần bật, rồi thất thanh gào lên - Cha ôi! Cha của con ơi! Ới mẹ ơi? Griska nhà ta! Hu! Hu! Griska! bị chúng nó giết rồi!

      con ong vò vẽ lăn vào vướng trong đám là cây phong lử thảo héo hon, cứ vo vo đập mình mãi vào khung cửa sổ. Ngoài sân, con gà mái kêu cục cục, coi bộ đến là bình an vô . Qua cánh cửa mở toang, tiếng cười của con nít vẳng từ xa vào trong phòng, lanh lảnh như tiếng nhạc ngựa.

      Mặt Natalia rúm ró như bị chuột rút, nhưng nụ cười vừa nãy rung rung hai bên mép chưa kịp tan hẳn.

      Ông Panteley Prokofievich đứng dậy, đầu ngật ngẩt như lên chứng kinh giật. Ông ngơ ngác, ngây dại nhìn Dunhiaska lăn lộn dưới đất.

      " Tôi xin báo để ông là con trai ông, chiến binh - dắc Grigori Panteley Melekhov thuộc trung đoàn - dắc sông Đông số 12 chết trận đêm 16 tháng mười Hai năm nay trong trận chiến đấu ở gần thành phố Kamenko- Strumilovo. Con trai ông hy sinh dũng, mong rằng đối với ông đó cũng là niềm an ủi trước mất mát gì đền bù lại được. Các đồ vật riêng còn lại chuyển cho người ruột của chiến binh là Petro Melekhov. Con ngựa giữ lại trung đoàn.

      Đại đội trưởng đại đội bốn, thượng uý Polkonikov

      Bộ đội chiến đấu

      Ngày 18 tháng chín năm 1914".

      Sau khi nhận được tin báo Grigori chết trận, ông Panteley Prokofievich lập tức suy nhược hẳn . Trước mắt những người thân thuộc, mỗi ngày ông già trông thấy. Kết cục nặng nề hình như xồng xộc đến với ông, tránh đâu cho thoát. Trí nhớ ông sút kém, xét việc cũng đâm ra lẩm cẩm. Ông cứ gù gù cái lưng lang thang khắp nhà, da đen xạm lại như màu gang, toàn bộ lâm trạng hỗn loạn của ông đều lộ trong ánh mắt lừ đừ, nóng rực.

      Ông tự tay cất bức thư của viên đại đội trưởng xuống dưới chỗ để các hình thánh. Mỗi ngày ông ra phòng ngoài đến mấy lần, giơ ngón tay vẫy Dunhiaska.

      - Ra đây cha bảo.

      Dunhiaska bước ra.

      - Mày mang bức thư viết về thãng Grigori ra đây. Đọc ! - Ông lão ra lệnh rồi lo lắng đưa mắt về phía cái cửa ăn vào phòng trong.

      Sau cánh cửa ấy, bà Ilinhitna bị hành hạ bởi nỗi đau buồn lúc nào nguôi.

      - Mày đọc khẽ thôi nhé, cứ như đọc thầm cho mình nghe ấy, - Ông nháy mắt nom rất láu cá, rồi thu người lại, đưa mắt về phía cái cửa, - đọc khẽ thôi nhé, kẻo mẹ mày… đến tai vạ mất…

      Dunhiaska nuốt nước mắt đọc câu đầu. Ông Panteley Prokofievich thường là ngồi xổm xuống nghe, nhưng vừa nghe đến đấy ông giơ thẳng bàn tay đen thủi, to lù lù như móng ngựa.

      - Thôi! Phần dưới tao biết rồi… Lại đem vào, đặt xuống dưới những hình thánh khẽ thôi nhé, nếu mẹ mày… - Rồi ông lại nháy mắt cách đáng ghét, người co quắp như miếng vỏ cây bị bén lửa.

      Tóc ông bạc từng đám, chẳng bao lâu đầu đầy những đốm trắng loá mắt, chòm râu cũng mỗi ngày thêm nhiều sợi bạc.

      Ông bắt đầu ăn như thần trùng, ăn bừa bãi bẩn thỉu, ăn nhiều vô kể.

      Sau lễ cầu hồn chín ngày, cha Visarion và bạn bè thân thuộc được mời đến dự bữa ăn tưởng nhớ đứa con chết trận Grigori của gia đình.

      Ông Panteley Prokofievich nuốt vội nuốt vàng, ăn lấy ăn để, những sợi mì bám từng vòng từng vòng râu ông. Mấy ngày gần đây bà Ilinhitna lo sợ theo dõi chồng. Bà thấy vậy, khóc oà lên:

      - Kìa bố nó? Bố nó làm sao thế?

      - Có gì mà làm sao? - Ông già luống cuống rời cặp mắt đục ngầu khỏi cái bát vơi hẳn.

      Bà Ilinhitna xua tay quay , được chiếc khăn tay thêu hoa vo tròn lên chùi nước mắt.

      - Cha ạ, cha ăn cứ như người ba ngày chưa có gì vào bụng ấy! - Daria trừng mắt giọng đanh ác.

      Ăn ấy à? Ừ, phải, thế… thế… thế… tôi thế nữa… - Ông Panteley Prokofievich lúng túng, ngơ ngác nhìn lượt những người ngồi quanh bàn rồi nhay nhay cặp môi, nín lặng, mặt mày nhăn nhăn nhó nhó, ai hỏi gì cũng trả lời nữa.

      - Phải cứng rắn lên mới được, Prokofit ạ. Tại sao con lại tuyệt vọng đến như thế? - Sau bữa ăn tưởng niệm, lão cố đạo Visarion an ủi ông. - Cái chết của Grigori là cái chết thần thánh con chớ nên làm Thượng đế giận dữ. Có con trai vì đức vua, vì Tổ quốc độ vòng gai chịu nạn mà con… Như thế là tội lỗi đấy, Panteley Prokofievich ạ, con có tội đấy… Thượng đế tha thứ cho đâu!

      - Con làm như thế, thưa cha… con cứng rắn "Hy sinh dũng", ông đại đội trưởng cũng viết như thế.

      Ông già hôn tay lão cố đạo rồi vịn tay vào cái rầm cửa, khóc oà lên, người run bần bật. Đây là lần đầu tiên ông khóc suốt trong thời gian từ khi được tin con trai chết trận đến nay.

      Từ hôm ấy, ông thắng được cái yếu đuối của mình và tinh thần dần dần trở lại bình thường.

      Mỗi người hàn gắn cách vết thương trong lòng mình.

      Sau khi nghe Dunhiaska đọc tin báo Grigori chết trận. Natalia chạy vùng ra sân nuôi gia súc: "Tự tử quách cho xong? Đối với mình bây giờ tất cả thế là hết! Mau mau lên thôi!" - ý nghĩ ấy theo đuổi nàng, rát như lửa bỏng. Natalia vật vã lăn lộn trong tay Daria và chỉ cảm thấy nhõm cách sung sướng khi bất tỉnh.

      Nhưng tránh sao được cho nàng, lúc tỉnh lại và nhớ ngay những chuyện xảy ra. Nàng sống tuần trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê rồi lại quay về với thế giới thực tế, người đổi khác hẳn, trầm lặng hẳn , chìm trong suy nhược đen tối… Người chết vô hình đến ở trong nhà Melekhov, và những người sống cứ phải thở cái hơi thây ma như phớt ánh xanh xanh.

    2. runningman

      runningman Well-Known Member

      Bài viết:
      1,055
      Được thích:
      16
      Sông Đông Êm Đềm
      Chương 71

      Mười hai ngày sau khi có tin Grigori chết trận, nhà Melekhov nhận được liền lúc hai bức thư của Petro. Dunhiaska đọc ngay thư ở nhà dây thép, rồi chạy tế về nhà như ngọn cỏ trong cơn gió lốc, nhưng có lúc bé lại lảo đảo, đứng dựa vào hàng rào.

      Dunhiaska làm cả thôn nháo lên trận rồi đem về nhà niềm xúc động, sao tả xiết:

      - Griska còn sống! Griska dấu của nhà ta còn sống! - Từ xa Dunhiaska mếu máo gào lên - Petro có thư về! Griska chỉ bị thương chứ chết đâu! Còn sống, còn sống đấy!

      "Thưa cha mẹ kính mến, - Petro viết trong bức thư ngày hai mươi tháng chín. - Con xin báo tin để cha mẹ biết rằng thằng Griska nhà ta thiếu chút nữa về chầu Chúa, nhưng nay, ơn Chúa, nó vẫn còn sống, khỏe mạnh như thường, và chúng con cũng cầu Chúa cho cha mẹ được khỏe mạnh, và bình yên vô . Trung đoàn của thằng Griska chiến đấu ở gần thành phố Kamenka - Strunmilovo. Trong lúc xung phong, em - dắc cùng trung đội với nó có trông thấy nó bị thằng kỵ binh Hunggary chém, và thằng Grigori ngã ngựa, nhưng sau đó ra sao chúng con được biết gì cả. Con cố tìm cách hỏi em bên ấy, nhưng họ thể cho biết gì thêm. Mãi sau con mới được thằng Miska nhà Kosevoi cho biết (thằng Miska đến liên lạc với trung đoàn con) rằng thằng Griska nằm đấy đến đêm, nhưng đến đêm nó tỉnh dậy và lại bò . Nó tìm đường theo hướng sao bò về gặp sĩ quan của quân ta. Vị sĩ quan ấy bị thương và là trung tá trung đoàn long kỵ binh. Ông ta bị đạn pháo làm bị thương ở bụng và ở chân. Thằng Griska cõng và kéo ông ta sáu vec- xta. Vì thế nó được tặng thưởng huân chương chữ thập thánh Gióoc và được đề bạt làm hạ sĩ. Tình hình là như thế đấy! Vết thương của thằng Griska cũng can hệ gì lắm, thằng địch dùng gươm chém vào đầu nó chỉ róc mất mảng da. Nó ngã ngựa và mê . Nó sắp trở về đơn vị đến nơi rồi, thằng Miska bảo thế. Cha mẹ thử lỗi cho con vì thư viết quấy quá như thế nầy, con viết yên, lắc ghê quá".

      Trong bức thư sau, Petro xin ở nhà gửi cho mình ít đào khô "trồng những mảnh vườn của vùng sông Đông dấu" và nhắc đừng quên viết thư nhiều hơn. Cũng trong bức thư ấy, Petro tỏ vẻ tức bực với Grigori vì theo lời bọn lính - dắc, Grigori chăm nom con ngựa cẩn thận. Petro rất tức giận vì con Hạt Dẻ là con riêng ta và là con ngựa thuần giống. Petro xin bố viết thư bảo ban hộ Grigori.

      "Con nhờ em - dắc bảo cho nó biết rằng nếu nó chăm nom con ngựa ấy như chính là ngựa của nó đến lúc gặp nhau con đánh bật máu mồm nó ra, dù cho bây giờ nó là thằng mang huân chương chữ thập", - Petro viết như thế, rồi tiếp theo đó là biết bao nhiêu lời thăm hỏi. Nhưng qua những hàng chữ viết bức thư nhầu nát, hoen ố vì nước mưa, cứ thấy phảng phất nỗi buồn cay đắng. Xem ra Petro làm việc quan cũng chẳng có gì hởi lòng hởi dạ.

      Nhìn ông Panteley Prokofievich trong lúc ông sung sướng đến còn biết trời đất gì nữa như thế nầy khỏi thương hại. Ông vồ lấy cả hai bức thư rồi mang khắp thôn, đón bắt những người biết chữ, ép họ đọc, phải để cho mình nghe, mà để khoe với bà con toàn thôn niềm vui đến quá muộn của mình.

      - Chà chà! Bác thấy thằng Griska nhà tôi nó như thế nào chưa?

      - Ông vừa vừa giơ thẳng bàn tay bè bè như cái móng ngựa lên khi người đọc đánh vần từng tiếng, vấp váp mãi mới tới chỗ Petro kể lại chiến công của Grigori cõng ngài trung tá bị thương sáu vec- xta.

      - Cả thôn ta có nó được thưởng huân chương trước tiên đấy, - Ông già bằng giọng kiêu hãnh rồi vội vã giằng lại bức thư, cất kỹ vào trong lần lót của chiếc mũ cát- két nhầu nát và tất tưởi kiếm người biết chữ khác.

      Cả đến lão Sergey Platonovich ngồi trong khuôn cửa sổ của cửa hiệu nhìn ra thấy ông cũng bước tới ngả chiếc mũ lưỡi trai xuống chào.

      - Ông Prokofievich, ông tạt vào chơi lát nào.

      Lão chìa bàn tay múp míp trắng hếu bắt tay ông giả và :

      - Chà, xin chúc mừng ông, xin chúc mừng ông… Hừm… Có được cậu quý tử như thế cũng đáng lấy làm kiêu hãnh, thế mà ông bà bên ấy lại làm lễ tưởng niệm cậu ấy. Tôi đọc trong các báo cáo cũng được biết về chiến công của cậu ấy rồi.

      - Cả mặt báo cũng có viết à? - Cổ họng ông Panteley Prokofievich co thắt lại làm ông nấc lên.

      - có thông báo, tôi đọc rồi, tôi đọc rồi.

      Sergey Platonovich tự tay lấy giá hàng xuống ba bao thuốc lá sợi Thổ nhĩ kỳ thượng hảo hạng, rồi cần cân kẹo gì cả, đổ số kẹo đắt tiền vào cái túi giấy, đưa luôn tất cả cho ông Panteley Prokofievich và :

      - Nhờ ông gửi tặng cậu Grigori Pantelevich ít quà, xin ông chuyển giúp lời chào hỏi của tôi và những cái nầy.

      Lạy Chúa tôi? Thằng Griska danh giá đến thế cơ à? Đầu thôn cuối xóm chỗ nào cũng đến nó… Mình sống được đến lúc nầy cũng hả lòng hả dạ… - Ông già vừa lẩm bẩm vừa rời khỏi bậc thềm của cửa hiệu Mokhov. Ông hỉ mũi, đưa tay áo trermen lên lau những giọt nước mắt chảy xuống làm má ông buồn buồn, bụng bảo dạ: "Đúng là mình già mất rồi. bắt đầu mau nước mắt… Chao ôi, Panteley, Panteley, phí hoài cuộc đời vào những việc gì rồi? Trước kia cứng rắn như tảng đá, vác được dưới thuyền lên những bao hàng tám pút, thế mà bây giờ. Thằng Griska có phần làm mình yếu đuối rồi!"

      Ông khập khiễng theo dãy phố, tay ôm khư khư gói kẹo trước ngực, và như con dẽ mào bãi lầy, đầu óc ông cứ quẩn quanh với chuyện Grigori, những lời trong bức thư của Petro luôn luôn lên trong trí nhớ của ông. Giữa lúc ấy ông gặp ông thông gia. Miron Grigorievich gọi ông Panteley Prokofievich trước.

      - Ơ nầy ông thông gia, hượm cái nào!

      Từ ngày tuyên bố chiến tranh đến nay, hai người chưa gặp nhau lần nào. Sau khi Grigori bỏ nhà ra , quan hệ giữa hai người tuy phải là thù địch, nhưng cũng lạnh nhạt và căng thẳng. Miron Grigorievich bực mình với Natalia vì nàng chịu nhục trước Grigori, cầu xin Grigori rủ lòng thương. Vì thế nên ngay đến ông, Miron Grigorievich nầy, cũng bị bắt phải chịu nhục nhã cũng như thế.

      - Con chó cái hoang ấy, - Lúc chỉ có vợ chồng con cái với nhau, ông chửi Natalia, - Ở nhà với bố chẳng ở, lại vác mặt sang nhà bố mẹ chồng mà ở. Bên nhà nó gạo trắng nước trong hơn ở đây chắc? Chỉ vì nó, cái con đần độn ấy mà bố nó cũng phải chịu nhục chịu nhã, phải cúi đầu trước mặt người ta.

      Miron Grigorievich tới sát ông thông gia và giơ bàn tay lấm tấm tàn hương, khum khum như chiếc thuyền con.

      - Ông có khỏe , ông thông gia?

      - Ơn Chúa, chào ông thông gia!

      - Hình như ông mua hàng về phải ?

      Ông Panteley Prokofievich giơ bên tay phải vướng gì lên, lắc đầu.

      - Ông thông gia ạ, đây là quà tặng người hùng của chúng ta đấy. Ông Sergey Platonovich hằng tâm hằng sản đọc báo chí biết được chiến công của nó, nên tặng nó kẹo và thuốc lá thơm đấy. Ông ấy bảo: "Nhờ ông gửi tới người hùng của chúng ta lời chào mừng và quà tặng của tôi, mong sau nầy cậu ấy vẫn tỏ ra xuất sắc như thế". Ông ấy thế mà nước mắt cứ tuôn ra ròng ròng ấy, ông có biết , ông thông gia? - Ông Panteley Prokofievich khoe khoang còn mức độ gì nữa và cứ nhìn chằm chằm vào mặt ông thông gia, cố dò xem lời mình có tác động như thế nào.

      Nhưng dưới hai hàng mi trắng phếch của ông thông gia chỉ thấy tụ lại hai điểm sáng sáng làm cho cặp mắt nhìn xuống của ông ta có vẻ như cười nhạo.

      - À- à ra thế, - Miron Grigori khàn khàn rồi qua phố sang dãy hàng rào bên kia.

      Ông Panteley Prokofievich hấp tấp chạy theo vừa mở túi kẹo.

      Ông tức quá, mười ngón tay run lên bần bật:

      - Ông thử xơi chiếc kẹo xem, kẹo mật ong đấy, - Ông mời ông thông gia, giọng châm chọc. - Mời ông xơi , tôi mời thay con rể ông đấy… Cuộc đời ông kể ra cũng chẳng ngọt bùi gì cho lắm, có lẽ ông xơi miếng cậu nhà ta may ra cũng được danh giá như thế, kẻ lại chẳng có gì cả…

      - Ông chớ động đến cuộc đời của tôi. Đời tôi thế nào tôi biết.

      - Ông nếm thử chiếc cho tôi được vinh dự mời ông nào! - Ông Panteley Prokofievich chạy vòng lên phía trước ông thông gia, cúi đầu chào với vẻ ân cần quá mức, mấy ngón tay lòng khòng mở tờ giấy thiếc rất mỏng, bóc cái kẹo.

      - Chúng tôi quen ăn của ngọt, - Miron Grigorievich gạt tay ông thông gia. - Chúng tôi quen, răng nhà chúng tôi ăn của người khác cho nát vụn ra ngay. Mà cả ông nữa, ông thông gia ạ, ông cũng đừng nên bám lấy người ta mà quyên của bố thí cho con trai như thế. Nếu có thiếu, ông cứ lại nhà tôi. Tôi cũng có thể cho con rể… Con Natalia còn sang nhà ông mà ăn cơ mà. Ông có nghèo tôi cũng có thể cho ông được đấy.

      - Họ nhà tôi chưa từng có ai ngửa tay xin của bố thí bao giờ, ông đừng dùng những lời nặng nề mà bậy bạ, ông thông gia ạ! Ông quá huênh hoang kiêu ngạo, ông thông gia ạ! Huênh hoang kiêu ngạo quá lắm! Chắc hẳn chính vì ông sống quá sung túc nên con ông mới sang ở nhà chúng tôi như thế đấy.

      - Thôi ! Miron Grigorievich giọng như ra lệnh. - Chúng ta chẳng có gì đáng nặng lời với nhau đâu. Ông thông gia ạ, tôi đến đây phải để chửi bới cãi cọ, ông hãy nguôi . Có chút việc, chúng ta hãy cùng bàn.

      - Chẳng có việc gì đáng bàn cả.

      - Có có đấy. Chúng ta !

      Miron Grigorievich nắm tay áo trermen của ông thông gia, kéo vào cái ngõ. Hai người qua vài cái sân, ra đồng cỏ.

      - Có việc gì thế? - Ông Panteley Prokofievich hỏi. Cơn giận của ông nguôi nguôi nên giọng ông cũng tỉnh táo. Ông liếc nhìn khuôn mặt trắng bệch đầy tàn hương của Miron Grigorievich vén hai tà áo ngoài rất dài, ngồi lên bờ cái rãnh, rồi lấy ra cái túi thuốc cũ, có tua viền.

      - Ông có thấy , ông Panteley Prokofievich, chẳng hiểu sao ông cứ sừng sừng sộ sộ với tôi như con gà chọi ấy. Người trong nhà với nhau mà như thế tốt đâu. Có lẽ như thế tốt đâu ông thấy thế nào? Tôi muốn hỏi xem, - Miron Grigorievich bắt đầu bằng giọng đổi khác, cứng rắn, hơi thô bạo, - con trai ông còn định bêu giếu con Natalia bao lâu nữa? Ông hãy bảo cho tôi biết!

      - Chuyện ấy ông tìm nó mà hỏi.

      - Tôi chẳng có gì phải hỏi nó, ông là đầu não của cả gia đình ông, chính vì thế tôi tìm ông để chuyện.

      Ông Panteley Prokofievich ấn nát cái kẹo bóc giấy trong lòng bàn tay. Chất nước chocolatte lầy nhầy chảy theo những kẽ ngón tay ông. Ông chùi tay xuống cái ụ đất nâu nâu xốp xốp bên bờ rãnh rồi chẳng chẳng rằng, lấy thuốc ra hút. Ông cuốn mẩu giấy, nhét vào đám thuốc lá sợi Thổ nhĩ kỳ trong bao thuốc rồi đưa bao thuốc cho ông thông gia. Miron Grigorievich khách khứa gì cả, tiếp ngay lấy và cuốn điếu bằng món quà mà lão chủ hiệu Mokhov vừa hào phóng đem tặng. Hai người cùng hút thuốc… đầu họ đám mây trắng ưỡn bộ ngực lồm xồm bay lơ lửng. cái mạng nhện bị gió đưa vụt lên khỏi mặt đất, tới độ cao khó tưởng tượng và nhàng lượn lờ đó.

      Mặt trời sắp lặn. khí mùa thu tịch mịch, êm ả cách lạ lùng, cứ như ru ngủ. Bầu trời dạo nầy mất cái ánh chói loà của mùa hè, và chuyển thành màu lam đùng đục. Những cái lá táo có trời biết từ đâu bay tới đổ xuống mặt rãnh màu đỏ tía lộng lẫy.

      Con đường chia thành nhiều nhánh lẩn ra sau dãy sóng núi nhấp nhô như sóng gợn. Nó chào mời con người về phía đó, về sau đường chân trời xanh xanh mầu ngọc bích, mung lung như giấc mơ, để tới khoảng gian chưa biết trước như thế nào, nhưng nó mời mọc đến mấy cũng hoài công vô ích, vì con người bị trói buộc trong gông cùm của nơi ở, của đời sống hàng ngày, bị mệt mỏi rã rời trong công việc làm ăn, bị kiệt hết sức lực trong những buổi đập lúa, do đó, con đường, cái vệt dài đầy buồn phiền và hoang vắng đó, cứ trườn cắt ngang đường chân trời, tới nơi thể nhìn tới được. Và mặt đường chỉ có bụi tung, gió quét.

      - Thuốc lá quá, như cỏ ấy, - Miron Grigorievich vừa vừa thở ra đám khói thuốc mãi tan.

      - Cũng hơi đấy, nhưng… dễ hút lắm, - Ông Panteley Prokofievich đồng ý.

      - Ông thông gia ạ, ông hãy trả lời tôi . - Miron Grigorievich hỏi giọng uể oải rồi dụi tắt điếu thuốc.

      - Thằng Grigori chẳng viết gì về chuyện ấy. Nó lại bị thương.

      - Tôi có nghe thế…

      - Còn sau nầy ra sao tôi biết. Cũng có thể là nó bị giết. Mà nếu thế ra sao?

      - Sao lại thế được, ông thông gia? - Miron Grigorievich hấp háy con mắt, mặt ngơ ngơ ngác ngác nom đến là thảm hại. - Con bé nhà tôi bây giờ sống con ra con , đàn bà có chồng ra đàn bà có chồng, cũng chẳng phải là ở goá chính chuyên, là nhục nhã. Nếu trước kia biết được rằng bây giờ đến nông nỗi nầy tôi chẳng để cho mối manh bên ông bén mảng đến ngưỡng cửa nhà tôi. Nếu thế đâu đến nỗi như bây giờ? Chao ôi, ông thông gia, ông thông gia… Con cái mình, ai mà chẳng thương… Cái dòng máu, nó cứ gọi ơi ới…

      - Tôi còn làm được gì bây giờ? - Ông Panteley Prokofievich bắt đầu tấn công, ông điên lên rồi, nhưng vẫn cố nhịn. - Ông hãy cho tôi biết. Chẳng nhẽ thằng con tôi bỏ nhà ra , tôi sung sướng lắm đấy phỏng? Hay là tôi nhờ chuyện ấy mà có lợi lộc gì? Người đâu mà lạ!

      - Ông hãy viết thư cho nó, - Miron Grigorievich như ra lệnh, giọng trầm trầm. Theo nhịp những lời ông , dòng đất sét vụn lạo xạo tuôn từ bàn tay ông xuống cái rãnh như những con suối nâu nâu trẻ con chơi nghịch, - bảo nó phải dứt khoát lấy lời.

      - Nó lại có con với con kia rồi…

      - Con tôi cũng cố con với nó, - Miron Grigorievich đỏ mặt tía tai quát lên. - Chẳng nhẽ đối với người còn sống mà có thể đối xử như thế hay sao? Hả? Đưa nó đến chỗ chết lần rồi, bây giờ tàn tật như thế nầy… lại còn muốn xô nó xuống mồ nữa hay sao? Hả? Cũng phải có lương tâm chứ, cũng phải có lương tâm chứ! - giọng Miron Grigorievich chuyển thành thầm , nghẹn ngào. tay ông cào lên ngực, còn tay kia kéo tà áo ông thông gia.

      - Hay là quả tim nó là tim lang tim sói?

      Ông Panteley Prokofievich thở phì phì quay mặt .

      - Con bé cứ héo hon vì nó, cả cuộc đời chỉ còn hy vọng có nó. Cứ ở nhà ông mà làm tôi mọi hay sao?

      - Nó ở nhà tôi được quý hơn con đẻ đấy! Ông im cái mồm ! - Ông Panteley Prokofievich quát lên rồi đứng vùng dậy.

      Hai người bỏ mỗi người ngả, chẳng ai chào ai.

    3. runningman

      runningman Well-Known Member

      Bài viết:
      1,055
      Được thích:
      16
      Sông Đông Êm Đềm
      Chương 72

      Cuộc sống tràn ra ngoài dòng chảy của nó, phân thành muôn ngàn nhánh . Khó mà đoán trước được diễn biến giảo quyệt, tinh quái của nó hướng theo nhánh nào. Ở chỗ hôm nay dòng đời cạn như con sông ở khúc nông, cạn đến trông thấy cả những vật lắng trầm bẩn thỉu, tởm lợm của nó, ngày mai nước chảy mênh mông, tràn trề…

      hiểu sao trong lòng Natalia bỗng nhiên chín muồi quyết tâm đến Yagonoie gặp Acxinhia để van lơn, cầu xin Acxinhia trả lại Grigori cho mình. hiểu sao Natalia có cảm tưởng như tất cả đều tuỳ thuộc vào Acxinhia và cứ đến xin Acxinhia Grigori cùng hạnh phúc trước kia trở lại với mình. Nàng cũng suy tính xem điều đó có thể thực được và Acxinhia nghe lời cầu kỳ quặc của mình như thế nào. Bị thúc đẩy bởi tình cảm nằm sâu trong tiềm thức, nàng chỉ muốn thực mau chóng quyết tâm đột ngột của mình. Đến cuối tháng, nhà Melekhov nhận được bức thư của Grigori. Sau những lời thăm hỏi mẹ cha, Grigori gửi lời chào và lên lòng kính trọng hết sức sâu sắc đối vớì Natalia Mironovna. Chẳng hiểu Grigori làm thế vì nguyên nhân bí mật nào, nhưng dù sao đối với Natalia đó cũng là điều khuyến khích. Vì thế vừa tới chủ nhật nàng sửa soạn Yagonoie ngay.

      - Chị đâu thế, chị Nataska? - Dunhiaska thấy Natalia soi khuôn mặt mình cách chăm chú và khắt khe trong mảnh gương vỡ bèn hỏi.

      - Chị về thăm nhà cái, - Natalia dối rồi đỏ mặt. Lần đầu tiên nàng hiểu rằng mình chịu điều hết sức nhục nhã, cuộc thử thách tinh thần rất lớn.

      - Natalia à, sao thím chẳng cùng tôi ra bãi chơi lấy lần, - Daria vừa trang điểm vừa hỏi. - Tối nay thím nhé!

      - Tôi cũng chẳng biết, mà làm gì.

      - Chà, cái thím nầy, cứ như tu kín bằng! Chỉ còn có chị em chúng mình thôi mà, các đức ông chồng của chúng mình có nhà đâu - Daria nháy mắt tếu, rồi mềm mại gập đôi người, soi trong chiếc gương cái vạt chiếc váy mới màu da trời nhạt.

      Từ ngày Petro lên đường, Daria biến đổi hẳn: cảnh sống vắng chồng ảnh hưởng đến nhiều tới chị chàng. Trong cặp mắt, dáng và mọi cử chỉ của Daria đều thấy lộ vẻ bồn chồn xao xuyến. Cứ chủ nhật là Daria trang điểm đỏm dáng, mãi khuya mới ở bãi chơi trở về. Có lần Daria than phiền với Natalia, tròng con mắt tối sầm lại đầy tức tối:

      - Tai hại , có Chúa chứng giám! Bao nhiêu gã - dắc tạm dùng được đều bị xách cổ hết cả rồi, trong thôn còn lại độc loại nhãi ranh cũng già sóc.

      - Thế can gì đến chị?

      - Sao lại ? - Daria ngạc nhiên. - Ra bãi chơi chẳng còn chàng nào mà dấm dớ nữa. Ít nhất cũng phải tìm cách láng cháng ra nhà máy xay mình, nếu đừng hòng thoát khỏi bố chồng…

      Rồi Daria trâng tráo hỏi toạc móng heo Natalia:

      - Sao thế, em thân mến, - dắc bên cạnh mà chịu mãi được à?

      - Thôi chuyện ấy nữa, chị biết xấu! - Mặt Natalia đỏ lên như gấc.

      - Thế thím muốn à?

      - Còn chị có lẽ chị muốn đấy chắc?

      - Muốn hẳn chứ, nàng ạ? Daria cười phá lên, mặt đỏ bừng, lông mày rung rung cong lên thành hai vòng cung. - Chẳng cần phải giấu giếm làm gì… Bây giờ bất kỳ lão già nào tôi cũng có thể làm cho nóng điên lên được, đấy! Thím thử ngẫm mà xem, Petro ở nhà hai tháng rồi.

      - Chị đến mang vạ vào thân thôi, chị Daria ạ.

      - Thôi bà cụ non! Chúng tôi biết chán các chị chàng tẩm ngẩm tầm ngầm như thế nầy rồi. Có lẽ thím chịu thú nhận đấy thôi.

      - Tôi chẳng có gì phải thú nhận.

      Daria liếc nhìn Natalia cách nhạo báng rồi cắn môi bằng những cái răng như răng chuột nom rất đanh ác và kể cho Natalia nghe:

      - Hôm nọ bãi chơi, thằng Timoska Manykov, con trai lão ataman, sán đến gần tôi. Nó cứ ngồi đấy, mồ hôi đổ ra như tắm. Tôi thấy là thằng nhóc sợ dám động chân động tay… Mãi sau nó mới đánh liều luồn tay vào nách tôi, bàn tay run bần bật. Tôi chẳng chẳng rằng, cố ngồi yên, nhưng trong lòng tức sôi lên rồi.

      Nếu nó là thằng thanh niên chẳng làm gì, đằng nầy lại xỉ mũi còn chưa sạch? Nó mới khoảng mười sáu, chỉ thế là cùng, thím thử xem cái thớ nó giở được trò gì… Tôi cứ lặng thinh ngồi đấy, còn thằng nhóc con mân mê mó máy lát rồi rỉ tai tôi: "Sang cái kho lúa bên tôi !" Chà, tôi mới cho nó trận nên thân!

      Daria vui vẻ phá lên cười, mặt chị chàng hai hàng lông mày nẩy nẩy, cặp mắt nheo lại long lanh theo tiếng cười.

      - Tôi bèn đẩy cổ nó ra, nhảy chồm lên: "À cái thằng chết dẫm nầy! Đồ chó con miệng còn hơi sữa! Mày lại dám thở ra với tao những lời như thế à? Mày thôi đái dầm ra quần ban đêm được bao lâu rồi hử!" Rồi tôi lại cho nó thêm tràng nữa!

      Giữa Natalia và Daria có được mối quan hệ thẳng thắn và thân mật. Lòng hiềm ghét mà hồi đầu Daria có cảm thấy đối với em dâu dịu dần và hai người đàn bà tính nết khác nhau, tất cả các mặt đều chẳng có gì giống nhau, lại vẫn ăn ý, sống hoà hợp với nhau.

      Natalia mặc áo xống xong, ra khỏi phòng trong.

      Daria đuổi kịp Natalia ở phòng ngoài.

      - Hôm nay thím mở cửa cho tôi nhá!

      - Có lẽ tôi ngủ đêm bên nhà tôi.

      Daria đưa cái lược lên gãi gãi chỗ tinh mũi, ngẫm nghĩ lát rồi lắc đầu:

      - Thôi, thím cứ . Tôi muốn nhờ Dunhiaska làm việc nầy, nhưng có lẽ cũng đến phải nhờ thôi.

      Natalia với bà Ilinhitna rằng nàng về nhà rồi bước ra phố.

      Mấy chiếc xe ở trong chợ chạy qua bãi thôn, bà con trong thôn ở nhà thờ về. Natalia qua hai cái ngõ rồi rẽ sang trái. Nàng vội vã lên dốc. Lên đến con đường đèo nàng quay đầu nhìn lại: bên dưới kia, cái thôn nằm dài dưới nắng đổ xuống ào ào như nước lũ, những căn nhà quét vôi trắng loá, nắng xiên khoai chiếu vào cái mái thoai thoải của nhà máy xay, phản chiếu lấp loáng, chất sắt tây sáng rực lên như quặng bị nung chảy.

    4. runningman

      runningman Well-Known Member

      Bài viết:
      1,055
      Được thích:
      16
      Sông Đông Êm Đềm
      Chương 73

      Cả Yagonoie cũng bị chiến tranh lôi mất người . Venhiamin và Tikhol bị gọi ra lính. Sau đó trang trại càng thầm, lặng lẽ và buồn thảm hơn. Acxinhia phải hầu hạ viên tướng già thay Venhiamin. Mụ Lukeria mông to tầy dành bây giờ gầy , giữ việc nấu ăn cho đầy tớ và trông nom gà vịt. Cụ Xaska kiếm cả hai việc coi ngựa và trông nom vườn tược. Chỉ thêm người đánh ngựa mới là Nikichit, dân - đắc, nhiều tuổi, tính nết chín chắn.

      Năm nay lão địa chủ giảm bớt diện tích gieo trồng, đem chừng hai mươi con ngựa bổ sung cho quân đội, chỉ giữ lại những con ngựa thuần giống chạy nước kiệu và cỗ ba con ngựa sông Đông dùng cho các nhu cầu của công việc đồng áng. Lão giết thời giờ bằng cách săn, cùng Nikichit săn vịt trời, và lâu lâu đem đàn chó săn đuổi, làm náo động cả vùng xung quanh.

      Acxinhia nhận được thư của Grigori luôn, có nhận được cũng chỉ vài dòng ngắn ngủi báo tin chàng còn sống, vẫn khỏe mạnh, vẫn bận việc quan. biết là chàng gan góc chịu đựng hay muốn viết ra trong thư yếu đuối của mình mà chẳng lần nào thấy Grigori viết chữ nào cho biết rằng mình đau khổ, buồn chán. Những bức thư ấy toát ra cái gì lạnh nhạt, cứ như bắt buộc phải viết, và mãi đến lúc cuối cùng mới hở ra câu: "… lúc nào cũng trong hàng ngũ, và hình như chán ngấy cái việc đánh nhau, ngấy cái kiểu luôn luôn đeo sẵn cái chết trong túi yên ngựa". Thư nào chàng cũng hỏi thăm con và dặn Acxinhia viết cho chàng biết tin con: "… em viết cho biết con Tanhiuska của lớn ngần nào rồi, nay như thế nào rồi? Mới đây nằm mơ thấy con lớn lắm, mặc áo dài đỏ".

      Bề ngoài Acxinhia có vẻ chịu đựng được cảnh chia ly cách cứng rắn. Toàn bộ tình của nàng đối với Grigori, nàng đem dồn hết cho con, nhất là sau khi nàng chắc chắn rằng mình sinh ra đứa con đúng là con của Grigori. Đời sống đem lại những bằng chứng ai bác bỏ được; lượt tóc đỏ sẫm rụng xuống nhường chỗ cho những món tóc mới, vừa đen vừa xoăn; cả hai con mắt cũng đổi màu, đen lại, đuôi mắt kéo dài ra. Càng ngày đứa bé càng giống bố nó cách lạ lùng, ngay đến nụ cười cũng cho thấy cái gì của nhà Melekhov, của Griska, nụ cười hơi man rợ, như của thú rừng. Bây giờ mỗi khi nhìn con, Acxinhia nhận ngay ra bố nó, còn chút nghi ngờ gì nữa, vì thế lòng con ngày càng bừng bừng trong lòng nàng như lửa đốt, khác hẳn trước kia, hồi nàng còn bước lại gần cái nôi, lảo đảo vì tìm thấy khuôn mặt nhoi của đứa con ngủ cái gì chỉ có chút hao hao, cái gì hơi phảng phất, gợi lại những nét bộ mặt Stepan mà nàng ghét cay ghét đắng.

      Ngày nọ nối ngày kia trôi qua, và mỗi ngày để lại thêm trong lòng Acxinhia chút của niềm cay đắng nung nấu. Nỗi lo lắng cho tính mệnh người xoắn sâu vào trong óc nàng ban ngày buông tha nàng, ban đêm lại càng ập tới, và chính ban đêm là lúc tất cả những cái gì tích luỹ trong lòng, bị ghìm hãm chờ đến lúc tự do, phá vỡ những cái đê ngăn giữ nó: thâu đêm Acxinhia lăn lộn, khóc ra tiếng, nước mắt đầm đìa; nàng cắn vào tay mình, cố giữ cho con khỏi thức giấc. Cái đau đớn về thể xác nén được cái đau đớn trong lòng và chặn được tiếng khóc. Nàng cứ nghĩ tới vẻ mặt ngây thơ của con mà tuôn hết nước mắt xuống tã lót của nó: "Con của Griska, có lẽ tự nhiên ấy cũng phải cảm thấy rằng mình buồn nhớ ấy như thế nào".

      Sau những đêm như thế, nàng tỉnh dậy như người vừa ăn trận đòn hội chợ: khắp người nàng đau dần, cứ như có những cái búa bằng bạc dai dẳng đập coong coong vào hai bên thái dương nàng, lúc nào ngừng. nỗi đau khổ chịu đựng rất dũng cảm hai bên mép cặp môi trước kia mọng đỏ như môi con nhưng nay trề xuống. Những đêm đau thương dằn vặt làm Acxinhia già

      ngày chủ nhật, nàng đem bữa sáng lên cho lão địa chủ ăn xong, vừa bước ra thềm thấy người đàn bà vào cổng trang trại. Dưới chiếc khăn trắng bịt đầu bừng bừng cặp mắt nom quen đến rợn người. Người đàn bà ấy đẩy then cửa, bước vào trong sân, Acxinhia nhận ra Natalia, tái mặt , từ từ bước ra đón. Hai người gặp nhau ở giữa sân. lớp bụi đường rất dầy bám đôi ủng mũi nhọn của Natalia. Nàng đứng lại, hai bàn tay lao động rất to thõng xuống như còn sức sống. Nàng thở hổn hển, cố giữ thẳng cái cổ tàn tật nhưng được, thành thử có cảm tưởng như nàng nhìn sang chỗ nào khác.

      - Tôi đến gặp chị đây, chị Acxinhia ạ… - Nàng vừa vừa dưa cái lưỡi khô bỏng ra liếm cặp môi bị gió thổi nứt nẻ.

      Acxinhia đưa nhanh mắt về phía dãy cửa sổ của ngôi nhà chính rồi lặng lẽ về nhà đầy tớ, vào gian của mình. Natalia lẽo đẽo theo sau. Tiếng loạt soạt của chiếc áo dài Acxinhia mặc cứ như chọc vào tai nàng, đến là khó chịu.

      "Có lẽ trời oi quá nên tai mình mới đau như thế nầy" - ý nghĩ nảy ra lẫn với những ý khác rối như bòng bong trong đầu óc Natalia.

      Acxinhia để Natalia vào rồi đóng cửa. Đóng cửa xong, nàng luồn hai tay xuống dưới chiếc tạp dề trắng, đứng ngay giữa phòng, bắt đầu làm chủ tình thế ngay.

      - đến đây làm gì thế? - Giọng nàng ngọt xớt, gần như thầm .

      - Cho tôi xin hớp nước… - Natalia hỏi xin rồi đưa cặp mắt nặng nề nhưng quật cường khắp căn phòng.

      Acxinhia đứng chờ. Natalia bắt đầu , nàng phải cố gắng lắm mới cất được giọng:

      - Chị cướp chồng tôi… Chị hãy trả Grigori cho tôi! Chị… hại cả đời tôi… Chị thấy , bây giờ tôi như thế nào…

      - Trả chồng cho à? - Acxinhia nghiến răng ken két và những lời nàng ra cũng dè sẻn như những giọt mưa rơi đá - Trả chồng cho à? xin xỏ ai thế hử? vác mặt đến đây làm gì hử? Việc xin nầy nghĩ ra muộn quá đấy! Muộn mất rồi!

      Acxinhia cười nhạt cách rất đanh đá, lắc lư toàn thân tiến sát lại. Nàng nhìn thẳng vào mặt kẻ tình địch bằng cặp mắt giễu cợt. À ra đây, đây chính là con vợ chính thức bị bỏ rơi bây giờ nhục nhã, đau khổ, vác xác đến trước mặt mình. Đây chính là cái con vì nó mà Acxinhia nầy phải chia ly với Grigori, phải khóc hết nước mắt, cái con gây ra trong tim mình vết thương rỉ máu, để rồi trong lúc Acxinhia nầy nhớ nhung chết được, nó lại hú hí với Grigori và có lẽ còn giễu mình là đứa mê trai hạng bét bị bỏ rơi nữa là khác.

      - Thế là đến xin tôi bỏ ấy à? - Acxinhia thở hổn hển - Chà cái hạng , đồ rắn độc! Chính mới là kẻ đầu tiên cướp mất Griska của tôi! cướp chứ phải tôi cướp… biết rằng ấy ăn ở với tôi rồi mà sao còn lấy ấy? Tôi dành lại chồng tôi Griska là của tôi. Tôi có con với ấy, còn

      Acxinhia nhìn vào mắt Natalia với cả lòng căm hờn sục sôi, hai tay vung loạn xạ, miệng tiếp tục tuôn ra tràng những lời cay độc:

      - Griska là của tôi, tôi nhường cho ai cả? Của tôi! Của tôi? có nghe thấy ? Của tôi! Xéo đằng nào xéo, đồ chó cái vô liêm sỉ, phải là vợ ấy. muốn cướp bố của đứa bé phải ? Ái chà chà! Sao trước kia đến? Thế nào, sao trước kia đến hử?

      Natalia nghiêng nghiêng tới bên chiếc ghế dài, ngồi phịch xuống, đầu gục xuống hai bàn tay che mặt.

      - Chị bỏ chồng chị… Đừng làm rầm lên như thế…

      - Ngoài Griska ra, tôi chẳng có chồng nào khác. đời nầy có ai cả!

      Acxinhia cảm thấy trong lòng mình nung nấu mối căm hờn lối thoát. Nàng nhìn món tóc đen mượt tuột khỏi chiếc khăn bịt đầu xoã xuống tay Natalia.

      - ấy cần lắm phỏng? Xem kìa, cái cổ vặn vẹo như thế kia? Thế mà còn tưởng ấy thèm có được lắm phải ? Lành lặn người ta còn bỏ, tàn tật thế nầy thèm muốn cái nỗi gì? được nhìn thấy Griska nữa đâu! Thôi xéo !

      Acxinhia lồng lộn bảo vệ cách hung dữ cái tổ ấm của nàng, và bây giờ chính là lúc nàng trả thù về tất cả những điều phải chịu đựng trước kia. Nàng thấy rằng tuy cổ Natalia có vẹo chút, nhưng Natalia vẫn còn đẹp như xưa, má và miệng vẫn tươi tắn, chưa bị thời gian làm nhăn nheo, còn như nàng, Acxinhia nầy, chẳng phải chính vì con Natalia nầy mà dưới hai con mắt nàng, những vết nhăn nhằng nhịt như mạng nhện trước tuổi hay sao?

      - Chị tưởng tôi mong xin lại được đấy chắc? - Natalia ngước hai con mắt như mắt người say rượu vì đau khổ.

      - Thế đến đây làm gì hử? - Acxinhia vừa thở vừa hỏi.

      - Tôi buồn khổ quá nên đến đây thôi.

      Đứa con của Acxinhia nằm giường nghe tiếng người to giật mình thức dậy, nhỏm lên và khóc. Người mẹ bước tới bế con rồi ngồi quay ra cửa sổ. Natalia nhìn đứa trẻ mà toàn thân run bắn lên. Cổ nàng khô , tức nghẹn. Cặp mắt của Grigori mặt đứa trẻ nhìn nàng với vẻ rất hiểu biết. Nàng nức nở, lảo đảo bước ra thềm. Acxinhia ra tiễn.

      phút sau, cụ Xaska bước vào phòng.

      - Chị chàng nào vừa ra đấy? - Cụ hỏi có vẻ đoán ra điều gì.

      - ả cùng thôn cháu đấy thôi.

      Natalia ra khỏi trang trại, chừng ba vec- xta, đến nằm dưới bụi mận dại. Nàng lịm , đầu óc nghĩ ngợi điều gì cả, chỉ có nỗi buồn khổ ra được đè nặng người… Cặp mắt đen thầm của Grigori mặt đứa bé cứ chập chờn trước mắt nàng, luôn luôn ám ảnh nàng.

    5. runningman

      runningman Well-Known Member

      Bài viết:
      1,055
      Được thích:
      16
      Sông Đông Êm Đềm
      Chương 74

      Grigori nhớ cái đêm hôm ấy hết mức rành rọt, rành rọt đến loá mắt đau đầu. Chàng tỉnh lại trước lúc trời rạng, đưa tay quờ quạng, chạm vào những cuộn rạ nhọn như gai. Chàng rên rỉ vì khắp đầu đau nhói. Chàng cố hết sức giơ tay, đưa lên trán sờ thấy cái bờm tóc cứng cong cong, bết máu đọng. ngón tay chàng chạm phải vết thương ở thịt, cảm thấy như đặt hòn than hồng vào đấy. Chàng nghiến răng tiếng dài, nằm ngửa ra. Những cái lá cây đầu chàng cháy vàng vì sương muối đầu mùa kêu lách cách như tiếng thuỷ tinh. Đường viền của những cành cây đen sì lên rành rọt nền trời xanh thẳm, lấp lánh những vì sao. Grigori mở mắt trừng trừng, nhìn chớp. Chàng có cảm tưởng như đó phải là những ngôi sao, mà là những trái cây rất lạ rất mọng, lủng lẳng xanh xanh vàng vàng ở những cuống lá.

      Sau khi nhớ lại những điều xảy ra với mình, chàng cảm thấy rằng thể nào mình cũng sắp hoảng lên bèn nghiến răng lổm ngổm bò .

      Vết thương hành hạ chàng cách quái ác, có lúc vật ngửa chàng ra… Grigori có cảm tưởng như mình thời gian dài ghê gớm, bèn bắt buộc mình ngoái nhìn lại, thấy cái cây nơi chàng lăn ra bất tỉnh chỉ cách đó chừng năm chục bước. Có lần chàng bò qua cái thây người chết, phải chống khuỷu tay lên cái bụng hõm sâu rất cứng của cái xác. Vì mất nhiều máu nên trong miệng cứ lợm lợm buồn nôn. Chàng khóc như con nít, phải cắn những sợi cỏ đẫm sương mai nhạt thếch để khỏi mê . Bò đến hòm đạn lật sấp Grigori đứng dậy được. Chàng lảo đảo đứng giờ lâu rồi bước .

      Chàng thấy mình có thêm sức lực, chân bước rắn rỏi hơn và có thể đoán được đâu là hướng đông: chòm sao Đại hùng dẫn đường cho chàng.

      Grigori ra đến lề rừng tiếng quát trầm trầm làm chàng phải đứng lại:

      - được tới gần, tôi bắn!

      Rồi có tiếng cối súng ngắn lách cách. Grigori đưa mắt nhìn về phía tiếng động: người nửa nằm nửa ngồi dưới gốc thông.

      - là ai? - Grigori vừa hỏi vừa lắng nghe tiếng của chính mình và có cảm tưởng như tiếng người lạ.

      - Người Nga à? Lạy Chúa tôi! Lại đây! - Người nằm dưới gốc thông bò ra mặt đất.

      Grigori bước tới gần.

      - Cúi xuống.

      - Tôi cúi được.

      - Sao vậy?

      - Tôi mà ngã lần nầy còn đứng dậy được nữa, tôi bị chém vào đầu.

      - Mày ở đơn vị nào?

      - Trung đoàn sông Đông số mười hai.

      - Giúp ta nào, chàng - dắc…

      - Bẩm quan lớn, tôi ngã mất. (Grigori nhìn những cái lon vai áo ca- pôt viên sĩ quan).

      - Đưa tay cho ta vậy.

      Grigori giúp viên sĩ quan đứng dậy. Hai người bắt đầu . Nhưng mỗi bước viên sĩ quan bị thương trĩu nặng tay Grigori.

      Trong khi cố leo lên khỏi khoảng đất trũng, viên sĩ quan nắm chặt lấy tay áo va- rơi của Grigori, lập cập đập hai hàm răng vào nhau :

      - Bỏ ta lại đây thôi, chàng - dắc ạ… Ta bị thương… xuyên thủng bụng.

      Dưới cái kính kẹp mũi, ánh mắt viên sĩ quan nom mờ , miếng há hốc, hơi thở khò khè. Viên sĩ quan ngất . Grigori xốc , ngã xuống, nhỏm dậy rồi lại ngã lăn ra. Chàng bỏ lại gánh nặng của chàng hai lần, nhưng cả hai lần chàng đều quay lại lôi dậy, và lại bước lảo đảo như trong giấc mơ.

      Đến mười giờ trưa đội liên lạc lượm được hai người và đưa về trạm băng bó.

      Cách ngày sau, Grigori trốn luôn khỏi trạm băng bó. đường , chàng giật phắt cái băng buộc đầu, vừa vừa vung vẩy đoạn băng đầy những vết đỏ lòm.

      - Mày ở đâu mò ra thế? - Viên đại đội trưởng rất đỗi ngạc nhiên.

      - Bẩm quan lớn, tôi trở về đơn vị đây.

      Ở chỗ viên trung uý ra, Grigori gặp tên hạ sĩ của trung đội.

      - Con ngựa của tôi… Con Hạt Dẻ đâu rồi?

      Vẫn còn nguyên vẹn đấy, người em ạ. Bọn mình vừa tống tiễn bọn Áo là vớ được cu cậu ở ngay chỗ đó. Còn cậu sao lại thế nầy? Bọn mình làm lễ tiễn cậu lên thiên đàng rồi đấy.

      - Các cậu vội quá đấy - Grigori cười nhạt.

      TỜ SAO MỆNH LỆNH

      "Vì có công cứu được tính mạng của trung tá Gustav Grotek, trung đoàn trưởng trung đoàn long kỵ binh số 9, binh sĩ - dắc Grigori Melekhov thuộc trung đoàn - dắc sông Đông số 12 được đề bạt hạ sĩ và được đề nghị tặng thưởng Huân clương chữ thập thánh Gióoc hạng bốn".

      ° ° °

      Đại đội đóng ở thành phố Kamenka- Strumilovo được hai ngày đêm, sửa soạn đến đêm lên đường. Grigori tìm được chỗ ở của em - dắc trong trung đội, bèn tới thăm con ngựa của chàng. Trong cái túi yên thấy thiếu bộ đồ lót và chiếc khăn mặt.

      - Grigori ạ, chúng nó lấy cắp ngay trước mắt mình, - Miska Kosevoi như nhận tội vì con ngựa được trao cho chàng coi - Có bọn bộ binh được đưa đến ở nhà nầy, đông vô kể, chúng nó lấy cắp đấy.

      - Quỷ tha ma bắt chúng nó , cho chúng nó dùng. Nhưng mình cần có cái gì quấn đầu đây, băng ướt đẫm cả rồi.

      - Cậu lấy cái khăn mặt của mình vậy.

      Hai người chuyện với nhau trong nhà kho "Tóc trái đào" bước vào. Gã chìa tay bắt tay Grigori, tựa như giữa hai người chẳng có chuyện gì xảy ra.

      - À Griska! Cậu còn sống cơ à, cừ !

      - Còn sống nửa thôi.

      - Trán cậu có máu đấy, chùi .

      - Mình lau, còn kịp chán.

      - Để mình xem chúng nó chữa cho cậu như thế nào.

      "Tóc trái đào" vít mạnh đầu Grigori xuống, mũi hít hít.

      - Sao lại để chúng nó cạo mảng tóc như thế nầy? Nom còn ra cái thể thống gì nữa! Bọn bác sĩ chúng nó xỏ cậu đấy, để mình chữa cho.

      Rồi chẳng cần hỏi Grigori có đồng ý hay , gã lấy luôn trong băng đạn ra viên, tháo đầu đạn ra rồi dốc chỗ thuốc đen đen lên lòng bàn tay.

      - Miska, kiếm ít mạng nhện lại đây.

      Miska dùng mũi lưỡi gươm với dầm nhà xuống nắm mạng nhện lờm xờm như bông, đưa cho "Tóc trái đào". "Tóc trái đào, dùng ngay lưỡi gươm ấy đào lấy miếng đất , trộn miếng đất với mạng nhện và thuốc đạn, bỏ vào miệng nhai rất lâu. Rồi gã lấy miếng thuốc đặc sệt ấy bôi lên vết thương còn chảy máu đầu Grigori. Gã mỉm cười:

      - Sau ba ngày ba đêm bóc ra. Cậu thấy , mình chăm nom cho cậu như thế mà cậu lại định cho mình ăn kẹo đạn.

      - Chăm nom cám ơn, nhưng nếu giết được cậu trong lòng mình đỡ mang nặng tội.

      - Cậu là thằng đến là đơn giản.

      - Mình vốn như thế đấy. đầu mình như thế nào?

      - Nhát gươm dài đến phần tư ác- sin ấy. Để lại cho cậu kỷ niệm.

      - Mình quên đâu.

      - Mà dù muốn quên, cậu cũng quên được. Bọn Áo chúng nó mài gươm nên mới chém cho cậu nhát gươm cùn. Bây giờ cậu mang suốt đời cái sẹo to tướng.

      - May cho cậu đấy, Grigori ạ, nhát gươm chém trượt, nếu cậu bị chôn xác nơi đồng đất nước người, - Miska mỉm cười.

      - Mình làm gì với cái mũ cát- két bây giờ nhỉ?

      Grigori ngơ ngác quay quay trong tay chiếc mũ cát- két, đỉnh mũ bị chém rách, bê bết máu.

      - Quẳng mẹ nó , những con chó nhá ngay cho mà xem.

      - Các cậu ơi, họ mang cái ăn về rồi đấy, ra lấy , - Ngoài cửa căn nhà có tiếng gọi.

      Bọn lính - dắc ra khỏi nhà kho. Con Hạt Dẻ lẽo đẽo theo sau Grigori, nó đưa cặp mắt lồi lồi liếc nhìn chủ rồi hí lên tiếng.

      - Nó nhớ cậu đấy, Griska ạ, - Miska hất đầu về phía con ngựa. - Mình cũng lấy làm lạ, nó chịu ăn mà lại chỉ khẽ hí lên như thế thôi.

      - Lúc mình ở chỗ ấy bò về, cứ gọi nó mãi, - Grigori quay mặt ra chỗ khác, trầm trầm, - Mình biết rằng nó bỏ mình, mà người khác bắt nó cũng khó, nó chịu đầu hàng người lạ đâu?

      - Đúng đấy, bọn mình phải chật vật mãi mới bắt được nó. Phải ném vòng thòng lọng.

      - Con ngựa tốt lắm, của ông mình, của Petro đấy, - Grigori quay mặt , muốn để cho bạn thấy vẻ cảm động trong cặp mắt mình.

      Hai người vào trong nhà. Ở phòng ngoài, Egor Zarkov ngáy khò khò tấm đệm lò xo kéo giường xuống trải dưới đất. Cảnh nhà cửa lộn xộn rời nào tả được cho biết rằng chủ nhà vội vã bỏ nhà ra . Những mảnh bát đĩa vỡ, giấy rách, sách vở ngổn ngang, những miếng nỉ lênh láng mật ong, những đồ chơi, giày dép cũ, bột mì vãi tung tóe, tất cả đều bị ném bừa dưới đất thành cảnh hỗn độn kinh người, lên cả tan vỡ.

      Grosov Emelian và Prokho Zykov dọn quang chỗ rồi ngồi luôn xuống đấy ăn bữa trưa. Zykov nhìn thấy Grigori bèn trợn tròn cặp mắt dịu dàng như mắt bò non.

      - Gri- i- sca? Cậu ở đâu mò ra thế?

      - Từ thế giới bên kia trở về.

      - Có chạy mau lấy xúp cho nó ăn ? Làm gì mà mắt cứ trợn lên đến trán thế hử? - "Tóc trái đào" quát lên.

      - Mình ngay đây. Nhà bếp ở ngay đây, ngay trong ngõ.

      Prokho cắn miếng bánh rồi chạy ra sân.

      Grigori mệt mỏi ngồi vào chỗ Zykov vừa đứng lên.

      - Mình cũng chẳng nhớ lần trước ăn vào lúc nào nữa, - Chàng mỉm cười như nhận lỗi.

      Những phân đội của quân đoàn ba tiến qua thành phố. Những dãy phố chật hẹp đầy ních lính bộ binh. Cơ man nào xe vận tải và đơn vị kỵ binh chen chúc nhau. Các ngã tư đều tắc đường, người và ngựa xe cứ xoay tròn. Tiếng hành quân ầm ầm vọng vào qua cánh cửa đóng. Chẳng mấy chốc thấy Prokho trở về với ga- men xúp và gầu vải cháo kiều mạch.

      - Cháo đổ vào đâu bây giờ?

      - Lấy cái xoong có quai kia kìa, - Grosov lấy cửa sổ xuống cái bô dùng ban đêm vì ắn biết nó dùng làm gì.

      - Cái xoong của cậu khắm quá. - Prokho nhăn mặt.

      - sao đâu. Cậu cứ dốc cái gầu vải xuống, bọn mình chia nhau hết ngay thôi.

      Prokho dốc cái gầu vải, cháo đặc sệt thơm phức bốc hơi ngùn ngụt, mỡ ở viền chung quanh nổi lên như cái vòng hổ phách.

      Mọi người vừa ăn vừa chuyện trò. Prokho lấy nước bọt cọ cọ vết mỡ cái nẹp quần bạc mầu của và kể chuyện:

      - Ngay bên sân nhà chúng ta có đại đội sư đoàn sơn pháo ngựa kéo. Chúng nó cho ngựa ăn đấy. Thằng thượng sĩ kỵ binh bên ấy đọc báo thấy viết rằng đồng minh đánh tan quân Đức.

      - Melekhov ạ, cậu về muộn quá, sáng nay chúng mình được khen đấy! - "Tóc trái đào" lúng búng, miệng gã đầy cháo.

      - Ai khen?

      - Sư đoàn trưởng trung tướng Phôn Divid duyệt binh chúng mình và khen chúng mình đánh bại bọn kỵ binh Hungary và cứu được đại đội pháo của quân mình. Vì thiếu chút nữa chúng nó lôi được những khẩu pháo . Trung tướng : " em - dắc dũng cảm, Đức vua và Tổ quốc quên công của em".

      - Thế ư?

      Ngoài phố có tiếng súng nổ khô khan, lại tiếng nữa, rồi súng máy nổ rền hồi.

      - Ra ngoài cả! - Ngoài cửa có tiếng la to.

      em - dắc ném thìa xuống, nhảy ra sân. đầu họ, chiếc máy bay nhàng lượn tròn rất thấp. Động cơ của nó nổ ầm ầm đầy vẻ hăm doạ.

      - Nằm ngay xuống chân hàng rào! Chúng nó bắt đầu ném bom ngay bây giờ đấy! Có biết đại đội pháo đóng bên cạnh ? - "Tóc trái đào" kêu to.

      - Gọi Egor dậy? Nó bị bắn chết đệm cho mà xem?

      - Đưa mình khẩu súng trường!

      "Tóc trái đào" nhìn rất cẩn thận, đứng ngay thềm nổ súng.

      Lính bộ binh chạy ngoài phố, hiều họ khom lưng xuống làm gì. Trong sân nhà bên có tiếng ngựa hí và tiếng hô giật giọng. Grigori nã hết kẹp đạn rồi đưa mắt nhìn qua hàng rào: bọn pháo thủ bên ấy rối rít đẩy khẩu pháo xuống dưới hiên nhà kho.

      Trời xanh loá như có gai châm, Grigori nheo mắt theo dõi con chim vừa kêu ầm trời vừa là xuống thấp. Giữa lúc đó từ con chim có cái gì bật ra, nhấp nhoáng trong dé nắng. tiếng nổ ghê gớm làm căn nhà rung chuyển, những gã - dắc dang nằm áp sát vào cạnh thềm nảy cả lên. Trong sân nhà bên, con ngựa sắp chết rống lên. Mùi diêm sinh nồng nặc trong đám cháy xông ra qua dãy hàng rào.

      - Tìm chỗ mà nấp ! - "Tóc trái đào" kêu lên và chạy thềm xuống.

      Grigori nhảy ra theo, lăn ngay xuống chân hàng rào. bộ phận bằng nhôm cánh chiếc máy bay lấp loáng. Chiếc máy bay nhàng ngoặt đuôi lượn vòng. Súng ngoài phố bắn liên hồi, tiếng nổ lúc rền từng loạt, lúc vang lên loạn xạ. Grigori vừa ấn được kẹp đạn mới vào súng tiếng nổ còn dội mạnh hơn lúc nãy hất chàng văng ra cách hàng rào đến xa- gien. tảng đất đập vào đầu Grigori, nặng quá đè bẹp chàng xuống, đất phủ cả lên mắt chàng.

      "Tóc trái đào" chạy lại vực Grigori dậy. Mắt bên trái đau nhói làm Grigori nhìn thấy gì cả. Chàng gắng gượng mãi mới mở được mắt bên phải ra thấy nửa ngôi nhà đổ sụp. Gạch đổ xuống thành đống nháo nhào đỏ lòm, làn bụi hồng hồng bốc lên mù mịt đống gạch. Egor Zarkov bò ra bằng hai tay từ trong khoảng thềm nhà bị phá nham nhở. Cả khuôn mặt gã chỉ còn là thân của tiếng kêu. Hai dòng nước mắt đỏ ngầu những máu tuôn ra từ hai con mắt lồi hẳn ra ngoài, chảy ròng ròng xuống má. Egor rụt đầu vừa bò vừa kêu rống lên, cặp môi đen sịt như môi người chết gần như mở ra:

      - A- i- i- i- i! A- i- i- i- i! A- i- i- i- i!

      Phía sau Egor lệt sệt bên chân bị cắt rời từ đùi trở xuống nằm ngang ống quần cháy xém, chỉ còn mảng da mỏng nối liền vào thân. Chân bên kia còn nữa. Egor từ từ đổi tay, bò ra ngoài. Tiếng kêu the thé, thít như tiếng con nít vẫn ngớt. Rồi Egor bặt tiếng kêu, nằm lăn kềnh sang bên, mặt áp xuống khoảng đất thô bạo, ẩm ướt, nhơ nhớp phân ngựa, gạch vụn ngổn ngang. ai bước tới gần gã.

      - Khiêng cậu ấy chứ! - Grigori kêu lên, tay vẫn úp mắt bên trái.

      nhóm bộ binh chạy vào trong sâm. Chiếc xe hai bánh của bọn lính điện thoại đến đỗ ngay bên cổng.

      - đỗ lại làm gì hử? - tên sĩ quan cười ngựa qua chỗ bọn lính điện thoại quát chúng. - Bọn súc sinh nầy, quân khốn kiếp.

      ông già mặc chiếc áo ngoài đuôi tôm màu đen và hai người đàn bà bước tới biết từ chỗ nào. Đám người đứng vây quanh Egor. Grigori len vào trong, thấy Egor còn thở, khóc nức nở, người run lên bần bật. Những giọt mồ hôi rất to đổ ra vừng trán vàng như trán người chết.

      - Khiêng chứ! Các cậu sao vậy… là người hay là quỉ hử?

      - Cậu làm gì mà cắn ngậu lên thế? - gã bộ binh cao lớn hằm hằm trả. - Khiêng , khiêng , thế khiêng đâu bây giờ? Cậu có thấy , chết đến nơi rồi còn gì?

      - Đứt mất cả hai chân.

      - Máu chảy ra ghê ?

      - Thế cứu thương đâu?

      - Ở đây làm gì có cứu thương…

      - Nhưng cậu ấy vẫn còn tỉnh cơ mà.

      "Tóc trái đào" đứng sau lưng Grigori đặt tay lên vai chàng.

      Grigori quay lại.

      - Thôi đừng động đến làm cậu ấy khổ thêm, - "Tóc trái đào" khẽ , - cậu sang bên nầy mà xem.

      Gã xô đẩy những người đứng bên cạnh, sang phía bên kia, những ngón tay vẫn rời tay áo va- rơi của Grigori. Grigori nhìn thêm lần nữa rồi gù gù cái lưng, bước vào trong cổng. Phía dưới bụng Egor, đám ruột xổ ra hồng hồng xanh xanh, hơi bốc ngùn ngụt. đầu đám ruột nằm ngay cát và phân ngựa, cứ ngọ nguậy, mỗi lúc trương to lên. tay của người hấp hối đặt nghiêng, như chèo thuyền…

      - Lấy cái gì phủ lên cho cậu ấy, - người góp ý.

      Bỗng nhiên Egor chống hai tay nhổm lên, đầu ngửa hẳn ra sau, gáy đập vào chỗ hõm giữa hai cái xương bả vai, rồi gã gào lên giọng khàn đặc, còn ra tiếng người nữa.

      - em ơi, giúp hộ tôi chết ! em ơi! em ơi! Sao cứ đứng nhìn thế na- a- ày! A- ha- ha- a- a- a- a! em ơi… giúp mình chết !

    6. ^^! Nếu bạn không gửi link bài viết trên Facebook được, hãy sử dụng link trong khung này để chia sẻ bài viết :