Hai tờ di chúc - Nam Quân (Trinh thám) (22c)

Thảo luận trong 'Các Thể Loại Khác (Kinh Dị, Trinh Thám..)'

  • ^^! Nếu bạn không gửi link bài viết trên Facebook được, hãy sử dụng link trong khung này để chia sẻ bài viết :
    1. vulinh

      vulinh Well-Known Member

      Bài viết:
      20,019
      Được thích:
      24,221
      Chương 20

      - Dạ ! Đúng thế ! Khi này, - em chỉ Bích Mai, - xông xáo lướt nhanh sát quầy đồ sứ, tôi trông thấy ràng ống tay áo măng tô của ta móc vào quai bình...


      Bích Mai hết đường chối cãi, còn cố vớt vát câu cho đỡ thẹn trước mặt đông người :


      - tầm bậy !... Hừ ! Mà thôi, cãi cọ nơi công chúng coi kỳ quá, tôi khó chịu lắm rồi ! kia dám nhận lỗi thôi ! Hèn quá ! Thôi, để tôi đền giùm cho, bao nhiêu đó ông ?


      Người trưởng quầy tra lại bảng kê giá hàng :


      - Dạ, thưa cho năm ngàn đồng ạ !


      - Ối chà ! Cái gì ?... Năm ngàn ? Gì dữ vậy ? Ông dám tính tôi 5 ngàn đồng bạc cái lọ thủy tinh tồi đó ? trả, tôi trả đấy ? cắc tôi cũng trả ?


      - thông cảm cho ! Như tôi từ hồi nãy ! Đó là cái bình pha lê hãng chúng tôi gởi mua từ bên Pháp. Bắt buộc phải tính theo giá của chủ ấn định. Mong hiểu giùm cho !


      Bích Mai vênh mặt, cong cớn :


      - Ông có biết tôi là ai ?


      Người trưởng quầy nhếch mép, mệt mỏi :


      - Dạ thưa biết chứ ạ ? Nội Đà Lạt này, còn ai là biết gia đình "cụ" ông, "cụ" bà Phạm Văn Phàm ?


      - Thế ông có biết ba tôi chỉ huy ...


      Người trưởng quầy còn kiên nhẫn nổi nữa :


      - Vâng, vâng, tôi biết, tôi biết lắm. Tôi biết là ông nhà chỉ huy nhiều cơ sở làm ăn lắm ! Nhưng kẹt điều, ông nhà lại chỉ huy hãng Toàn Chân, tức là hãng có cái bình vừa bị làm rớt bể. Vậy xin thanh toán tiền bồi thường giùm cho. Nếu , bắt buộc tôi phải nhờ pháp luật can thiệp !


      Bích Mai hét lên :


      - Á à ! Ông này liều ghê nhỉ ? - Cơn thịnh nộ khiến ta nghẹn thở, - Lần đầu..., lần đầu tiên..., ông là người đầu tiên dám to gan xúc phạm đến tôi đấy nhé !


      Bích Đào, đứng ngoài nên tỉnh táo hơn chị, nhưng cũng biến sắc mặt khi thấy việc rắc rối bị xé ra to quá. Liền kéo tay Bích Mai ra chỗ, ghé vào tai thầm ... Phút sau này trở lại quầy hàng, mở sắc tay, với ông trưởng quầy :


      - Thôi đây, trả tiền cho ông ! Đó, năm ngàn, mười cái giấy năm trăm, ông đếm lại cẩn thận . Và nhớ giùm ột điều là việc này chưa xong đâu, nghe ! Rồi ông biết tay tôi !


      Đoạn quay nhìn Ái Lan, đôi mắt quắc lên lạnh lẽo như mắt rắn hổ, rít qua kẽ răng :


      - Còn hai đây nữa ! Khá lắm ! Đà Lạt hẹp lắm mà, chúng ta còn có dịp gặp nhau nhiều ! Gieo gió tới khi gặt bão đừng than, nghe !


      Ái Lan chỉ mỉm cười khinh mạn mà trả lời. Vẻ mặt thích thú của em lại càng như dầu đổ thêm vào lửa giận trong lòng hai chị em Mai, Đào. chị quay tay quay gót, mặt hất cao, đôi môi mím chặt y hệt công chúa bị đám dân ngu giỡn mặt.


      Khi hai chị em con ông Phàm ra khỏi, bán hàng tiến lại Ái Lan hết lời cám ơn em :


      - Thiệt, ơn của , em biết lấy gì trả được. giúp cho chắc tôi bị sa thải quá. Lương tháng có sáu ngàn mà bị đền hết năm ngàn, mẹ già em dại lấy gì mà ăn. Em biết sao để cảm tạ tấm lòng tốt của .


      - Việc xảy ra như thế nào, tôi chính mắt nhìn thấy từ đầu tới cuối. Và, tôi nhất định để bị đền oan ! - Ái Lan mở sắc tay xé mẩu giấy và hí hoáy biên - Đây ! Tên và chỗ ở của tôi đây, có cần tôi giúp đỡ gì, cứ đến nhé.


      - Thưa , vâng ! Cám ơn nhiều lắm ! Em ngại rằng hai chị em con ông Phàm để tâm thù lắm đó. Cũng chỉ vì em cả !


      Ái Lan nhún vai :


      - Ối, ăn nhằm gì, đừng lo ! Học cùng lớp với tôi đó, nhưng tôi đâu có thèm chơi với tụi nó.


      - Em chỉ mong họ biết lỗi mình mà bỏ qua . Chị em đó dữ nổi tiếng đó à !


      Ái Lan vẫn tươi cười :


      - Được ! Cứ để coi ! Việc gì mà lo, ? Tôi biết hai con Bích Mai, Bích Đào này quá mà ! Miệng hùm gan sứa, mềm nắn rắn buông cả đấy thôi !


      Ái Lan chợt quay lại và giật mình khi thấy mọi người đứng quanh vẫn đông đảo và đưa mắt nhìn em kính phục xen lẫn hiếu kỳ. Em bước tiến ra phía cửa, đầu óc sôi sục lên với ý nghĩ : "Nếu ông già hai con quỷ này lại chính thức được hưởng trọn phần cái gia tài của cụ Doanh ... ". Ái Lan có cảm giác máu của mình hầu như đông lại trong huyết quản. Và, trong khi đó Mỹ Ngọc, Mỹ Liên cần phải có tiền để sống.


      Mãi suy nghĩ, Ái Lan bước tới khu vườn hoa trước cửa chợ lúc nào hay. Ngẩng đầu lên em giật thót mình khi nhận ra cùng đường với hai con ông Phàm. Và giờ Bích Mai, Bích Đào ngồi nghỉ chân chiếc ghế đá. Hai con nhà giầu chắc mải mê bàn soạn chuyện gì mà hai mái đầu châu xít lại với nhau.

    2. vulinh

      vulinh Well-Known Member

      Bài viết:
      20,019
      Được thích:
      24,221
      Chương 21

      Quay trở lại kịp, Ái Lan liền rẽ vào con đường mòn băng qua bãi cỏ xén, lắp sau rặng cây vông vang hoa vàng. phải là em sợ hãi gì hai điêu ngoa kia, nhưng em biết chắc rằng nếu qua mặt, thế nào họ cũng lên tiếng cạnh khóe, lỡ kềm chế được tức giận em cũng to tiếng lại thêm phiền phức ra, trong lúc đầu óc em còn lo làm những việc có ích hơn.
      Bích Mai, Bích Đào mải mê chuyện đến nỗi Ái Lan đứng ngay gần sau lưng mà biết, chỉ cách nhau đám lá vông vang rậm rì xanh ngắt. Thâm tâm em cũng muốn nghe lén chuyện riêng của người khác. Nhưng vì chăm chú lánh mặt, bất chợt đến sát phía sau hai chị em, sau rặng vông vang, Ái Lan nghe ràng hai tiếng : Chúc thư. Và em run lên sung sướng với ý nghĩ.
      "Trời ! Lạy trời cho hai con này bất ngờ lại ình cái chìa khóa mở cánh cửa bí mật tốt quá !"
      Ái Lan tiến sát lại bụi vông vang mọc sát cái ghế dựa dài bằng đá trắng. May quá, đám lá chỗ này lại dày đặc, em chỉ cần cúi thấp đầu xuống chút là che giấu được hết cả thân hình. Đôi tai lắng hết sức để nghe ngóng, khác tay thám tử nhà nghề rình bắt bọn gian phi.
      Phía ghế đá bỗng... im lặng. Ái Lan nín thở đợi chờ, trống ngực đập thình thịch, chỉ lo bất chợt bị ho hoặc ngứa mũi hắt hơi nguy. Đột nhiên tiếng Bích Đào nổi lên, thanh đượm nhiều cay đắng :
      - Chị Mai ạ ! Em chỉ sợ lỡ ra cái tờ di chúc thứ hai đó mà lại có nguy lắm. Cái gia tài khổng lồ của bác Doanh mất như chơi.
      chị hạ thấp giọng :
      - Lạ ! Tại sao em lại cứ tin rằng cái ông cù lần ấy thay đổi ý định kia chứ ! Riêng chị, chị nhất định tin là bác ta viết tờ di chúc thứ hai đâu ! Yên trí mà !
      - Này, chị coi chừng con Ái Lan đó ! Nó, nghĩ như chị đâu ! Cứ xét cái cung cách nó để ý săn sóc giúp đỡ chị em hai con Mỹ Ngọc, Mỹ Liên biết à ! Tuần trước nó mời hai đứa này tới nhà nó ăn bánh uống nước mà ! Em đích mắt trông thấy ! Vậy em thử hỏi chị. Tại sao nó lại đặc biệt chú trọng tới hai con bé quê đó dữ vậy ? Chắc nó đánh hơi được cái gì rồi chứ ? Chà ! Cái con ranh ấy rắc rối can nổi mà ! Em ghét nó ghê gớm ! Chỉ ngại là ông già nó mà cũng nhúng tay vào vụ này nữa mới là mệt ạ ! Ông ta có thể tìm ra được tờ di chúc mới đó cho chị coi !
      Bích Mai vẫn thản nhiên :
      - Tìm ra tìm ra, lo gì ? Dễ thường ba chịu bó tay đó chắc !
      - Ủa ! Cái gì ! Chị sao ?
      - Thôi ! Em cũng chẳng nên tìm hiểu làm gì nữa ! Chị bảo em cứ yên trí mà ! - Giọng Bích Mai bí hiểm - Em tưởng ba má mình để vuột mất cái gia tài mà nhà mình có quyền hưởng đó hả ? Còn lâu, à nghe ! Dễ thường thiên hạ thấy là bác Doanh sống mãi với gia đình mình đó chắc ?
      - Đúng thế ! Cung phụng ông già ròng rã ba năm trời bây giờ thừa hưởng toàn phần di sản của ông, công bằng quá xá rồi chứ còn gì ! Nhưng , chị Mai à, em cứ bực mình vì cái con ranh Ái Lan đó ! Thấy ghét quá ! Chuyện ăn nhằm gì tới nó, mà nó cứ xía vô làm chi vậy biết !
      Bích Mai giọng khinh thường :
      - Ối, thây kệ ! Nó muốn làm gì, cứ việc ! Tìm ra cái gì cũng mặc nó ! ăn nhằm gì hết ! Ba tụi mình có quyền, chẳng ai làm gì được ! Tiền của bác Doanh về tay ba má tụi mình hết !
      Dứt lời cả hai chị em đứng lên thả bước dần ra phía ngoài vườn bông. Ái Lan nán lại phía sau bụi vông vang có tới gần năm phút sau mới bước ra, đưa mắt nhìn quanh. Bích Mai, Bích Đào mất hút. Em tiến lại phía ghế đá bỏ trống, ngồi xuống thoải mái, thở ra hơi dài. Và Ái Lan tự nhủ :
      - Vậy vẫn còn hy vọng tìm được tờ di chúc thứ hai !
      ra Ái Lan vẫn nghi là tờ giấy quan trọng này có và trong đó nhất định là cụ Doanh ghi những lời sở nguyện là hủy bỏ các điều khoản của tờ di chúc thứ nhất. Tới khi gặp hai chị em Ngọc, Liên em lại đồng ý kiến với cha là tờ sau này cũng lọt vào tay nhà Phạm văn Phàm. Và dĩ nhiên là gia đình ông này ắt tiêu hủy cái tấm giấy tai hại ình chứ !… Ái Lan lúc thất vọng, định bỏ cuộc, thôi điều tra tìm hiểu nữa. Nhưng bây giờ..., em bình tĩnh suy nghĩ :
      "Vậy chưa đến nỗi thất vọng. điểm cần phải công nhận là, nếu tờ di chúc đó tình cờ lại lọt vào tay ông Phàm tất nhiên vợ và con ông ta chẳng dại gì mà hở tùm lum ra. Theo lời trò chuyện, chính thức thừa kế tài sản của cụ Doanh cũng chưa có gì làm chắc… Vậy mình phải mau chân, lẹ tay... mới được.
      Giống hệt luật sư Minh, Ái Lan có cái khả năng đặc biệt kêu bằng trực giác hay linh tính gì đó, khiến em có thể đoán biết được nhiều việc bí mật. Và giống như cha, lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận mọi cái cam go gai góc trong việc tranh đấu ột việc nghĩa. Luật sư Minh, ngoài việc tranh biện tại Tòa án, lại còn có trí óc sắc bén, ngay đến các thám tử nổi danh cũng còn phải đến học hỏi kinh nghiệm của ông. Nhưng ông bận nhiều việc quá, giờ đâu cho phép ông để hết tâm trí vào vụ gia tài của cụ Doanh này được. Ái Lan biết như thế hơn ai hết, nên trong việc hoạt động tranh thủ quyền lợi cho hai người bạn mới đáng quý, đáng thương này, em chỉ còn có thể đặt tin tưởng vào chỉ riêng mình em mà thôi.
      Nhưng thời vẫn chưa thấy được tia sáng nào về tung tích tờ di chúc đó cả. Nhất là về phía hai chị em Ngọc, Liên.

    3. vulinh

      vulinh Well-Known Member

      Bài viết:
      20,019
      Được thích:
      24,221
      Chương 22

      Nhiều giây phút nặng nề qua , Ái Lan vẫn lặng lẽ trầm tư ghế đá. Đột nhiên em đập đập hai bàn chân lên nền cỏ mịn, reo khẽ :


      - À, ừ nhỉ ! Có thế mà mình nghĩ mãi ra ! Phải rồi ! Ngoài Mỹ Ngọc, Mỹ Liên ra, cụ Doanh còn nhiều người bà con họ hàng gần lắm kia mà ! Ờ, đúng rồi, còn nhớ bữa trước ba cũng có số người này cũng định làm đơn đệ lên Tòa khiếu nại đòi quyền hưởng phần gia tài mà. biết những người bà con họ hàng cụ Doanh ấy là những ai đây ? Phải về hỏi ba mới được !


      Ái Lan hớn hở đứng lên ra khỏi công viên và năm phút sau em về tới trước cửa văn phòng luật sư Minh.


      Ông Minh chợt thấy con tới bất ngờ, nét mặt em rạng rỡ, ánh mắt em sáng tươi long lanh như nóng lòng muốn làm tức khắc cái gì đó. Ông tươi cười và hóm hỉnh hỏi con :


      - Có việc gì đó Ái Lan ? Chắc con lại... muốn mua cái áo mới nữa hả ?


      Ái Lan phụng phịu :


      - Ba kỳ quá hà ! Cứ ngạo con hoài ! Này ba ! Tự nhiên con nảy ra ý kiến hay và con cần hỏi ba câu này quan trọng lắm ba hà !


      Đoạn em tóm tắt gọn gàng rành mạch cuộc gặp gỡ hai chị em Mai, Đào, rồi chuyện cái bình vỡ và câu chuyện bất ngờ lọt vào tai em tại vườn bông trước cửa chợ.


      Ông Minh chăm chú nghe con kể chuyện. Sắc mặt nghiêm hẳn lại, ông hỏi :


      - Vậy bây giờ con định làm gì ?


      - Con có ý định tìm gặp mấy người bà con của cụ Doanh để chuyện ba à ! Biết đâu lại chẳng thâu lượm được vài tin tức hay hay.


      Luật sư Minh gật gù :


      - Con có ý kiến hay đấy !


      - Và vì được biết những người đó là ai, con đến ba để hỏi xem...


      Ông Minh chợt lắc đầu :


      - Rất tiếc là ba lại cũng chẳng biết gì hơn con !


      Thất vọng, Ái Lan đứng phắt dậy dợm chân bước ra. Nhưng ba em vội giơ tay ngăn lại :


      - Ấy khoan ! Nhưng ba còn cách này có thể khiến con hỏi được tên và địa chỉ mấy người đó.


      Ái Lan trợn tròn đôi mắt :


      - Cách gì, ba ?


      - Đến phòng ông Lục ở Tòa án. Nhất định là con biết được, vì đơn từ khiếu nại của họ tất nhiên là phải nạp tại đó rồi, con hiểu chưa ?


      Nhưng sau khi liếc nhanh lên mặt đồng hồ tay, ông lại thốt :


      - À, nhưng giờ này trễ mất rồi, để mai được ?


      Ái Lan thở ra hơi dài :


      - Mai muộn quá ba ơi ! Chỉ chậm ngày thôi, là con đủ lo phát sốt lên đó ba ! Gia đình ông Phàm chỉ lẹ tay hơn nửa ngày là đủ giờ tiêu hủy cái giấy vô cùng quan trọng đó rồi ba à !


      Đột nhiên em reo lên mừng rỡ :


      - A ! Con có cách rồi này ba ! Bây giờ con về nhà lấy Vespa chạy ngay xuống Lạc Dương tìm hai chị em Ngọc, Liên. Chắc hai người đó phải biết, hả ba ?


      - Ờ, con cứ thử coi xem sao ?


      - Vâng, con đây nghe ba !


      Chưa dứt lời em nhẩy vọt ra cửa, ông Minh vội vã :


      - Khoan, Ái Lan ! Ba... hơi ngại là hình như con chưa chút gì nghĩ đến những cái nguy hiểm chờ đợi con đó ! Con nên nhớ rằng, nghề thám tử là nghề nhàn hạ và phải nguy hiểm đâu nghe ! Ba biết gia đình Phàm lắm. Đối với những ai muốn làm "kỳ đà cản mũi", họ để yên cho đâu, con à !


      - Con sợ !


      Luật sư Minh chợt reo lên :


      - Hoan hô con ba ! Ba rất hãnh diện vì con. Có điều ba muốn là trước khi chiến đấu, con cần phải biết tình ý của đối phương chút.


      - Chiến đấu ? Cái gì mà dữ vậy, ba ?


      - Ba thiệt đó chứ, Ái Lan ! Bao giờ con cũng nên nhớ là gia đình Phàm dễ gì nhả cái mồi ngon đó ra mà phản ứng dữ dội. Nhưng con cứ yên trí. Nếu quả tình việc có đến chỗ rắc rối ghê gớm, ba đích thân mó tay vào. Và lúc đó, Phạm Văn Phàm đụng độ với chính ba đây chớ phải với con nữa.


      Ái Lan reo lên :


      - Vậy, ba ơi ! Nếu con tìm ra được, ba làm gì với tờ di chúc đó ?


      - Ba ra Tòa biện hộ tới cùng để tranh đấu quyền lợi cho những người thừa kế mới.

    4. vulinh

      vulinh Well-Known Member

      Bài viết:
      20,019
      Được thích:
      24,221
      Chương 23

      - Trời ! Vậy thích quá ! Ba giỏi quá và ba tốt quá ba à !


      Ái Lan vừa vừa giật giật hai bàn tay luật sư Minh rồi quay người lao vút ra cửa. Chân vừa mới đặt lên bậc cửa, em ngừng lại, xây mặt ngó cha :


      - Chắc con về trễ đó nghe, ba ! - Và giọng em hớn hở, nhăn nhăn cái sống mũi, - Con cảm thấy có hy vọng vớ được cái gì, sau đó có trớn rồi con tiến mạnh cho ba coi !


      Dứt lời, bóng em lao ra ngoài trong khi cánh cửa văn phòng luật sư Minh từ từ khép lại.


      07 - NGÀY BUỒN THẢM


      Ái Lan rảo bước về nhà. Em hối hả dắt Vespa ra, đạp máy, trực chỉ hướng Lạc Dương. Khi bắt đầu rẻ vào con đường chạy dọc theo bờ con sông La Ngà, Ái Lan đưa mắt nhìn lên bầu trời trong vắt đám mây. Em lẩm bẩm :


      - Trời hôm nay đẹp quá ! lo bị mưa như hôm nọ nữa !


      Nhưng con lộ trải đá và đất đỏ bị soi mòn do trận mưa lớn bữa trước, giờ đây đầy những ổ gà, đống đá lổn nhổn, khiến Ái Lan phải cho xe chạy chầm chậm, mắt chăm chú ngó đường, còn dịp thưởng thức cảnh đẹp bên bờ sông được nữa. Và em chỉ thở ra hơi dài nhõm khi thấy thấp thoáng bóng mái nhà trong nông trại của Ngọc Liên.


      Khi tới gần, quang cảnh khu nhà và vườn, sau trận mưa bão tuần trước ra trước mắt Ái Lan với đủ sắc thái tiêu điều xơ xác. Phải công nhận là trước đây chừng hơn mười năm, cơ sở này phải là khá vĩ đại. Ngoài căn nhà ba gian chính, lại còn tới năm sáu căn phụ thuộc có lẽ do từ đời cụ kỵ ông bà Mỹ Ngọc, Mỹ Liên, cứ cần đến đâu là lại cho xây cất thêm đến đó, chứ theo quy hoạch sẵn. Cũng giống như phần đông các cơ sở gia cư tại vùng Tuyên Đức Đà Lạt, nhà gồm những bức tường xây gạch chỉ cao độ thước năm mươi, tiếp đến là đóng ghép cao lên bằng gỗ thông xẻ để nguyên cả vỏ ngoài sần sùi. Lối kiến trúc này tiết kiệm được số lượng gạch vốn hiếm tại địa phương. Với thời gian chồng chất, nắng mưa dầu dãi, nhiều tấm gỗ vách xô lệch, chân tường có lẽ từ lâu được quét nước vôi mới, nhiều chỗ ố đen loang lổ trông thảm não. Cái hàng ba, lan can, xiêu vẹo, ván sàn nhiều chỗ bị trũng và mọt đục có lỗ lớn bằng cái đĩa tây. Cái kho rơm bữa trước Ái Lan trú mưa lại còn tiêu điều hơn nữa. Tường, mái trốc từng mảng lớn, nghiêng hẳn . Ái Lan tự hỏi thầm " hiểu sao nó còn chưa đổ sập xuống". Và em thở dài, chép miệng :


      - Nếu chị Mỹ Ngọc, Mỹ Liên có phương tiện thuê người sửa chữa, sơn phết lại khu nhà này có thể là đẹp vô cùng.


      Vòng rào đóng bằng cây bao quanh cái sân lớn, mở cửa toang hoác. Ái Lan lái xe vượt qua cổng vào trong, khiến đàn gà bới sâu, bứt cỏ, hoảng sợ chạy tứ tán, kêu quang quác. Ái Lan đậu xe ngay cánh cửa bếp đóng im ỉm, tắt máy dựng xe xong, chạy bay tới gõ cửa.


      Hoàn toàn im lặng. Em lại rảo bước hàng ba tới gõ cánh cửa gian chính giữa. Vẫn có tiếng trả lời. Ái Lan quay ra quanh cái sân rộng vòng : thấy bóng ai !


      Em buồn rầu lẩm bẩm :


      - Mình thiệt xui quá l Ngọc, Liên vắng cả ! Thôi về vậy !


      Đột nhiên có tiếng gọi :


      - Ái Lan ! Ái Lan !


      ngồi lên xe, chợt nghe tiếng gọi tên mình, em sửng sốt quay nhìn lại : Mỹ Ngọc, Mỹ Liên từ cánh vườn phía sau vựa rơm chạy ùa lên. Khu vườn vừa lấp sau vựa rơm vừa ở dưới thấp nên khuất tầm mắt quan sát của em. Mỹ Liên chạy trước, kịp vòng ra phía cổng chánh, trèo luôn qua hàng rào và la lên :


      - Tụi này thấy Ái Lan từ lúc lái xe vào sân kia. Chạy hết hơi về thế mà chút nữa Ái Lan bỏ mất, hí hí !


      Mỹ Ngọc xáp tới, thở hổn hển :


      - Tụi này hái dâu chín ! Này, Ái Lan thấy ! - Và Mỹ Ngọc vui mừng đưa em coi cái thùng bằng nhôm trắng có quai xách đầy những trái dâu chín mọng đỏ hồng. Mỹ Liên cười khanh khách :


      - Coi này ! - Và chìa hai bàn tay cùng hai cánh tay ra cho Ái Lan xem. Ái Lan tròn mắt ngạc nhiên khi thấy cánh tay và bàn tay của hai chị em đầy vết cào xước. Mỹ Liên khoe :


      - Nhưng tụi này đâu có sợ gai ! Có thế mới được đầy thùng thế kia chứ ?


      Mỹ Ngọc giọng người lớn :


      - Ấy ! Trồng có năm luống dâu mà vì bận việc làm cỏ được đến nỗi dây trinh nữ mọc tùm lum, gai quá là gai. Vào trong nhà Ái Lan ! Chị lựa toàn quả chín, trộn đường cho hai em ăn thử ngon hay rồi biết !


      Chợt có tiếng Mỹ Liên thở dài :


      - Ngon nhất định là ngon lắm rồi ! Chỉ có cái là sợ được ăn mãi mà thôi !


      Hai chị em kéo Ái Lan vào trong nhà. Em vội vàng cho biết :


      - Thôi ! Em có việc gấp lắm, chỉ tạt qua hỏi hai chị chút về chuyện tờ di chúc đó thôi !

    5. vulinh

      vulinh Well-Known Member

      Bài viết:
      20,019
      Được thích:
      24,221
      Chương 24

      Mỹ Liên reo lên :


      - Sao ! Ái Lan có tin tức gì về cái đó rồi hả ? Và tụi tôi sắp sửa có tiền của bác Doanh tiêu đến nơi rồi ! Sướng quá !


      - Chưa đâu Mỹ Liên ạ ! Mãi tới nay cũng chưa được tia sáng nào về vụ này hết !


      Nét mặt Mỹ Liên sịu ngay xuống khi nghe giọng buồn buồn của Ái Lan. Nhưng thoáng cái, nhà nghèo lại tươi ngay nét mặt, và gượng cười :


      - Giá có số tiền khá khá tụi này đỡ lo. Nhất là chị Mỹ Ngọc này, Ái Lan ! ba năm nay chị may nổi chiếc áo dài. Cũng hên là có lô quần áo cũ của má Liên để lại, chị lấy ra cắt may lại, mặc cũng đỡ. Nhưng cái giống quần áo mặc hai hơi, sao mau ải quá, cựa mạnh chút xíu là bục à. Cứ cái đà này Liên e ngại rằng hai chị em đến chỗ hở da hở thịt mất thôi !


      Mỹ Ngọc liếc mắt e ngại, chỉ sợ Ái Lan để ý thắc mắc nhiều đến lời than vãn của Mỹ Liên, vội vàng khỏa lấp :


      - chuyện mà nghe vậy thôi ! Được hưởng chút nào hay mà cũng thôi, chớ tụi này cũng chẳng đặt hết hy vọng vào đó đâu, Ái Lan à ! Vả lại thực ra hai chị em cũng đâu có phải là bà con dòng họ chính thức của bác Doanh.


      Mỹ Liên :


      - Chị sao, Mỹ Ngọc ? Chị bảo bà con dòng họ với bác Doanh ? Vậy nhà Phàm cũng chỉ hơi hướm họ hàng xa lắc từ bốn năm đời với bác Doanh sao lại có quyền đó ?


      Mỹ Ngọc nghiêm nét mặt nhìn em :


      - Thôi xếp chuyện đó lại , Mỹ Liên ! ra, trong lúc bình thường, công việc may cắt có đều đều vui vui chút. nay kẹt, huê lợi rau trái của toàn vùng chưa đến vụ, thành thử cũng ít người may sắm. Vả lại khách hàng, trong thời buổi khó khăn, cũng ít cầu kỳ, cứ vào tiệm, gặp cái áo nào vừa ý là mua liền cho đỡ tốn công, tốn tiền mua vải giao cho thợ may.


      Ái Lan chợt như kêu lên :


      - Em lại nghĩ khác chị chút, chị Ngọc ! Chính em giờ lại muốn mua hàng đem về giao cho chị cắt, may cho em ! Em được biết là chị may đẹp lắm !


      Mỹ Ngọc nước mắt vòng quanh :


      - Ái Lan ! Chị hiểu cái hảo ý của em rồi ! Và chị cám ơn em nhiều lắm ! Với Ái Lan, chị chẳng có điều gì cần giấu giếm ! Ba tháng nay chị chẳng nhận được cái gì cắt may để mà ăn công hết ! Riêng mình chị ngại lắm. Sức chịu đựng thiếu hụt chị đâu có kém ai ! Chỉ thương Mỹ Liên còn thơ dại... - giọng Ngọc nghẹn ngào thành tiếng, - Còn ít tuổi quá mà vất vả lam lũ. Khi má chị hấp hối, chị nắm tay người mà hứa nuôi dạy Liên cho được bằng người...


      Mỹ Liên, nước mắt ràn rụa, chạy lại giang tay ôm lấy Mỹ Ngọc :


      - Chị ! Chị ! Em lỡ lời làm chị buồn ! Thôi kệ, chị Ngọc à ! Tiền của bác Doanh, chị em mình được càng hay, mà được cũng chẳng cần. Từ trước tới nay có tiền của bác mà chị em mình vẫn sống được đó thôi !


      Mỹ Ngọc vừa cười, vừa đưa tay lau nước mắt. dịu dàng bảo em, giọng cố gượng vui vẻ khôi hài :


      - Xạo hoài ! Có tiền vẫn hơn chứ ! Có tiền mua tiên cũng được, tiền mua lược cũng !


      Mỹ Liên hăng hái :


      - Chị cứ yên trí mà ! Lứa gà này của em nếu trúng tha hồ... ! Tức ghê ! Tại sao trời sinh gì mà ác quá, ỗi con gà mỗi ngày đẻ có cái trứng thôi hà !


      Mỹ Ngọc và Ái Lan phá lên cười vì câu hồn nhiên của Mỹ Liên. Ái Lan nhìn Ngọc :


      - Ngày mai em mua vải đem đến để chị đo cắt, may cho em cái áo nhé, chị Ngọc !


      Thực ra Ái Lan đâu có thiếu áo mặc, nhưng chỉ có cách đó mới có thể giúp đỡ hai nghèo mà sợ động chạm tự ái của họ.


      Rồi Ái Lan hỏi :


      - Bây giờ hai chị cho em hỏi ít câu về cụ Doanh ! Hai chị cho em biết, ngoài gia đình ông Phàm ra cụ Doanh thỉnh thoảng có lui tới nhà mấy người bà con họ hàng kia ?


      Mỹ Ngọc gật đầu :


      - Có chứ ! Trước khi về ở hẳn với gia đình Phạm Văn Phàm, bác Doanh cứ ở với người bà con này ít ngày, người kia ít ngày. Người nào cũng vui vẻ, tiếp đón bác niềm nở, săn sóc bác từng miếng ăn, giấc ngủ tuy rằng họ nghèo túng, ăn bữa sáng lo bữa tối đó Ái Lan ?


      - Chị có biết tên và địa chỉ mấy người đó ?


      Sau phút suy nghĩ, Mỹ Ngọc :


      - Hai bà em họ bác Doanh ở ngoài Phi Nôm.


      Mỹ Liên láu táu :


      - Đúng rồi ! Bà Ba Thìn và bà Tư Mậu đó ! Hai bà già này đều góa chồng cả và tử tế lắm. Bà con gần với bác Doanh, thương bác lắm đó Ái Lan !

    6. ^^! Nếu bạn không gửi link bài viết trên Facebook được, hãy sử dụng link trong khung này để chia sẻ bài viết :